• Tổng đài 24/7 : 09 0202 0990
  • Hỗ trợ : info@bcpacific.vn
  • Trụ sở: số 6 phố Thâm Tâm, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội
en_US vi_VN ja_JP

feature_image

NHỮNG ĐIỂM ĐÁNG LƯU Ý KHI THAM GIA KÝ KẾT HỢP ĐỒNG

Đã từ lâu pháp luật về hợp đồng chiếm một vị trí rất quan trọng trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bởi vì, hầu hết các giao dịch trong xã hội, dù có mục đích kinh doanh hay nhằm đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt thông thường, đều liên quan đến hợp đồng. Mục đích của pháp luật về hợp đồng là nhằm bảo vệ quyền tự do ý chí của các bên. Quyền tự do ý chí này chỉ bị hạn chế bởi một số ngoại lệ nhằm bảo vệ trật tự công hoặc nhằm bảo đảm quyền lợi hợp pháp của bên thứ ba. Vậy để không gặp phải trường hợp rủi ro và có thể dẫn đến Hợp đồng vô hiệu chúng ta cần lưu ý một số điểm nổi bật sau:

Thứ nhất, về chủ thể ký kết Hợp đồng: nếu như người ký kết không phải là người được quyền thực hiện theo quy định của từng Doanh nghiệp thì coi như Hợp đồng đã bị sai về mặt chủ thể và dẫn đến Hợp đồng vô hiệu. 

Thứ hai, xét tính hợp lệ của Hợp đồng, đó là mã số Doanh nghiệp và tên Doanh nghiệp phải chính xác, đầy đủ nhằm mục đích xét xem Doanh nghiệp đó có đang hoạt động hay không và ngành nghề có phù hợp với phạm vi công việc các bên hướng đến và đủ điều kiện khi tham gia ký kết Hợp đồng.

Thứ ba, cần lưu ý về căn cứ ký kết Hợp đồng. Ở phần này, các bên thường đưa ra các căn cứ làm cơ sở cho việc thương lượng, ký kết và thực hiện hợp đồng; có thể là văn bản pháp luật điều chỉnh, văn bản uỷ quyền, nhu cầu và khả năng của các bên. Trong một số trường hợp, khi các bên lựa chọn một văn bản pháp luật cụ thể để làm căn cứ ký kết hợp đồng thì được xem như đó là sự lựa chọn luật điều chỉnh. Do đó, phải hết sức lưu ý khi đưa các văn bản pháp luật vào phần căn cứ của hợp đồng, chỉ sử dụng khi biết văn bản đó có điều chỉnh quan hệ trong hợp đồng và còn hiệu lực.

Thứ tư, hình thức của Hợp đồng cũng rất cần chú ý bởi các bên có quyền tự do quyết định hình thức của hợp đồng, có thể bằng lời nói, văn bản hoặc hành vi cụ thể... Trong trường hợp pháp luật yêu cầu hợp đồng phải được lập thành văn bản, phải có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì doanh nghiệp cần phải tuân theo các quy định đó. Đối với một số loại hợp đồng mà pháp luật yêu cầu công chứng/chứng thực thì những loại hợp đồng đó phải được công chứng hoặc chứng thực thì mới có hiệu lực.

Trên đây là 4 điểm cơ bản cần lưu ý nhưng không phải ai cũng để ý và chú trọng nó bởi những điều tưởng như cơ bản lại hết sức quan trọng và cần thiết khi tham gia ký kết bất cứ Hợp đồng nào. Bởi lẽ, những rủi ro pháp lý xảy ra trong việc ký kết, thực hiện hợp đồng thường gây ra những thiệt hại nặng nề cả về mặt kinh tế lẫn uy tín của doanh nghiệp. Việc phòng và tránh được các rủi ro có thể xảy ra thông qua hợp đồng thực sự là một vấn đề mà các doanh nghiệp cần phải quan tâm và chú trọng….(Continue)

“Công ty TNHH Tư vấn Doanh nghiệp và Đầu tư BCPACIFIC
Sẵn sàng đồng hành cùng doanh nghiệp để phòng ngừa các rủi ro pháp lý!”
Để được hỗ trợ và giải đáp các vướng mắc chi tiết, vui lòng liên hệ với chúng tôi:
  • Phone:09 0202 0990
  • Website:bcpacific.vn
  • Email:info@bcpacific.vn
TƯ VẤN PHÁP LUẬT