• Tổng đài 24/7 : 09 0202 0990
  • Hỗ trợ : info@bcpacific.vn
  • Trụ sở: số 6 phố Thâm Tâm, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội
en_US vi_VN ja_JP

feature_image

BẢN QUYỀN ÂM NHẠC YOUTUBE

1. Căn cứ pháp lý:

- Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2022

- Hướng dẫn của Cục Sở hữu trí tuệ 

2. Thế nào là bản quyền âm nhạc trên nền tảng Youtube ?

Ngày nay, thị trường âm nhạc ngày càng phát triển, chủ sở hữu quyền tác giả có nhiều cơ hội để phát triển đồng thời cũng đứng trước nhiều hành vi xâm phạm bản quyền. Do vậy, bản quyền âm nhạc là một vấn đề hết sức quan trọng để bảo vệ các tác giả trước các hành vi xâm phạm này. 

Bản quyền âm nhạc được hiểu là quyền của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm đối với tác phẩm âm nhạc.

Theo quy định tại Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ về các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả:

Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:

d) Tác phẩm âm nhạc;” 

Tác phẩm âm nhạc nói riêng được bảo hộ khi tác giả hoàn thành tác phẩm và công bố tác phẩm ra công chúng. Luật sở hữu trí tuệ cũng quy định căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ như sau:

Điều 6. Căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ

1. Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.

2. Quyền liên quan phát sinh kể từ khi cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa được định hình hoặc thực hiện mà không gây phương hại đến quyền tác giả. 

Do vậy, theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ thì bản quyền âm nhạc sẽ là đối tượng được bảo hộ dưới hình thức là quyền tác giả, phát sinh căn cứ xác lập là tài sản trí tuệ ngay khi tác phẩm được sáng tạo và thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định.

Youtube hiện này là một nền tảng mạng xã hội nổi bật trong hệ sinh thái của Google. Thông qua mạng xã hội này, người dùng có thể đăng tải các video của mình hoặc của người khác, truy cập để theo dõi nội dung của các sản phẩm này và chia sẻ chúng đến nhiều thiết bị và nền tảng online khác. Không chỉ vậy, đây cũng là một nền tảng có tính thương mại khi người dùng có thể bật tính năng kiếm tiền và được Youtube thanh toán các khoản tiền dựa trên những nội dung đăng tải với các tiêu chí đánh giá, một trong số đó là lượt xem. 

Do vậy, trong bối cảnh hiện nay, tác giả có sản phẩm âm nhạc được đăng tải trên nền tảng này cần quan tâm đến việc đăng ký bản quyền âm nhạc trên nền tảng này. Bởi lẽ:

+ Tác giả có thể bị phạt hành chính nếu không đăng ký bản quyền cho tác phẩm của mình. Sở dĩ phát sinh vấn đề tác giả của tác phẩm âm nhạc lại bị phạt vì chính đứa con tinh thần của mình khi đăng tải trên nền tảng Youtube mà tác giả không đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ là do khi tác phẩm âm nhạc được đăng tải trên nền tảng này có thể bị một bên chủ thể khác tiến hành đăng ký bản quyền trước. Do đó, khi tác giả đăng tải nội dung tác phẩm lên Youtube, bên chủ thể đã tiến hành đăng ký bảo hộ có quyền yêu cầu tác giả gỡ sản phẩm và yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử phạt hành chính.

+ Tác giả có thể mất hoặc hạn chế quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả trong trường hợp đăng tải lên Youtube mà chưa tiến hành đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ. Việc này dẫn đến tác giả có thể bị xâm phạm nghiêm trọng đến quyền lợi đồng thời gặp khó khăn trong việc hạn chế người khácc sử dụng chính tác phẩm của mình 

3. Hồ sơ đăng ký bản quyền âm nhạc trên nền tảng Youtube 

Hồ sơ tiến hành đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc trên nền tảng Youtube bao gồm:

+ Tờ khai đăng ký nhạc trên Youtube bằng tiếng Việt có đầy đủ thông tin về người nộp, tác giả, chủ sở hữu, thời gian hoàn thành, tóm tắt nội dung, bản ghi âm, ghi hình; tên tác giả, cam đoan trách nhiệm… Tờ khai này có thể do chính tác giả hoặc chủ sử hữu quyền tác giả/quyền liên quan ký tên, điểm chỉ.

+ Đĩa CD thể hiện bài hát đăng ký hoặc bản sao tác phẩm dưới dạng khác.

+ Giấy uỷ quyền (nếu có).

+ Tài liệu chứng minh chủ sở hữu do tự sáng tác bài hát hoặc hợp đồng sáng tác bài hát hoặc tài liệu chứng minh được chuyển giao quyền.

+ Văn bản đồng ý của đồng tác giả (nếu có).

+ Văn bản đồng ý của đồng sở hữu (nếu có).

Đây là những tài liệu cần thiết để tác giả tiến hành đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền là Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện: 

+ Địa chỉ đăng ký bản quyền âm nhạc tại Hà Nội: Phòng Đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan - Cục Bản quyền tác giả

Địa chỉ: Số 33 Ngõ 294/2 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội, Thành phố Hà Nội

Số điện thoại: (024) 38 234 304 – http://www.cov.gov.vn

+ Địa chỉ đăng ký bản quyền âm nhạc tại Hồ Chí Minh

Số 170 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 6, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

Số điện thoại: (028) 39 308 086

+ Địa chỉ đăng ký bản quyền âm nhạc tại Đà Nẵng

Số 01 Đường An Nhơn 7, Phường An Hải Bắc, Quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng.

Ngoài ra, tác giả có thể tiến hành đăng ký bảo hộ cho tác phẩm của mình trên nền tảng Youtube bằng việc đăng ký Content ID trên chính nền tảng này.

4. Quy trình đăng ký bản quyền âm nhạc trên Youtube

Để tiến hành đăng ký bản quyền âm nhạc trên Youtube, tác giả cần tiến hành những thủ tục theo trình tự như sau: 

Bước 01: Lựa chọn hình thức bảo vệ bản quyền

Việc đăng ký bản quyền cho các video bài hát đăng tải trên Youtube có thể được thực hiện theo 02 hình thức sau:

- Đăng ký dưới dạng một tác phẩm thông thường tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;

-  Đăng ký theo chính sách của youtube dưới dạng Content ID.

Bước 02: Chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ cần thiết

Tùy theo hình thức đăng ký, hồ sơ, giấy tờ cần chuẩn bị gồm:

- Đối với hình thức đăng ký theo chính sách của Youtube: Đăng ký theo mẫu có sẵn Content ID;

- Đối với hình thức đăng ký thông thường, hồ sơ gồm:

+ Tờ khai đăng ký bài hát trên Youtube bằng tiếng Việt có đầy đủ thông tin về người nộp, tác giả, chủ sở hữu, thời gian hoàn thành, tóm tắt nội dung, bản ghi âm, ghi hình; tên tác giả, cam đoan trách nhiệm… Tờ khai này có thể do chính tác giả hoặc chủ sử hữu quyền tác giả/quyền liên quan ký tên, điểm chỉ;

+ Đĩa CD có chứa nội dung video cần đăng ký;

+ Giấy uỷ quyền (nếu có) và giấy tờ đồng ý của chủ sở hữu;

+ Tài liệu chứng minh chủ sở hữu do tự sáng tác bài hát hoặc hợp đồng sáng tác bài hát hoặc tài liệu chứng minh được chuyển giao quyền.

Bước 03: Nộp hồ sơ

- Trường hợp đăng ký theo dạng Content ID: Sau khi điền đầy đủ các thông tin theo mẫu, chỉ cần thao tác nhấn phím “Gửi” để yêu cầu xét duyệt.

Điều kiện để xét duyệt là kênh đăng tải phải có khoảng 10 video và đạt được một số lượng người đăng ký nhất định. Trong đó, thời gian phê duyệt sẽ theo đúng chính sách của Youtube.

- Trường hợp hồ sơ được nộp đến Cục bản quyền tác giả để được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền liên quan. Thời gian giải quyết thường sẽ khoảng thời gian 15 ngày làm việc, kể từ ngày hồ sơ hợp lệ.

Bước 04: Nhận kết quả

Nếu được Youtube xét duyệt thì ngay bên cạnh tên kênh của kênh có dấu tích kèm dòng mô tả (Đã xác minh). Khi đó các video khác đăng tải có sử dụng hình ảnh hoặc âm thanh không được cho phép thì sẽ bị Youtube gỡ bỏ.

Trên đây là những tư vấn cơ bản của BCPACIFIC về vấn đề bản quyền âm nhạc trên nền tảng Youtube. Để giải quyết trường hợp cụ thể và đầy đủ, Quý Khách hàng vui lòng liên hệ theo hotline: 090 202 0990 hoặc gửi yêu cầu vào hòm thư điện tử: info@bcpacific.vn

Chân thành cảm ơn sự quan tâm của Quý Khách !

“Công ty TNHH Tư vấn Doanh nghiệp và Đầu tư BCPACIFIC
Sẵn sàng đồng hành cùng doanh nghiệp để phòng ngừa các rủi ro pháp lý!”
Để được hỗ trợ và giải đáp các vướng mắc chi tiết, vui lòng liên hệ với chúng tôi:
  • Phone:09 0202 0990
  • Website:bcpacific.vn
  • Email:info@bcpacific.vn
TƯ VẤN PHÁP LUẬT