• Tổng đài 24/7 : 09 0202 0990
  • Hỗ trợ : info@bcpacific.vn
  • Trụ sở: số 6 phố Thâm Tâm, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội
en_US vi_VN ja_JP

feature_image

BAO LÂU SAU NGHỈ VIỆC NGƯỜI LAO ĐỘNG NGHỈ VIỆC ĐƯỢC TRẢ SỔ BẢO HIỂM XÃ HỘI?

 Trước đây, sổ bảo hiểm xã hội (BHXH) do người sử dụng lao động bảo quản. Tuy nhiên, kể từ ngày 01/01/2016, khi Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 chính thức có hiệu lực, người lao động có trách nhiệm giữ và bảo quản sổ BHXH mình, nội dung này được ghi nhận cụ thể tại khoản 2, Điều 18 và khoản 3, Điều 19 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.

Mặc dù người lao động được trực tiếp cầm sổ BHXH nhưng trên thực tế, do lo ngại về về thất lạc trong quá trình tự mình bảo quản nên hiện nay hầu như sổ BHXH đều do người sử dụng lao động giữ. Tuy nhiên đây cũng có thể là trở ngại của người lao động khi nghỉ việc, nhiều doanh nghiệp đã cố tình gây khó dễ trong việc chốt và trả sổ BHXH cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động.

Người lao động nghỉ việc bao lâu được trả sổ bảo hiểm?

Theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 48 quy định về Trách nhiệm chấm dứt hợp đồng lao động của Bộ luật Lao động (BLLĐ) năm 2019 đã nêu rõ trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động.Theo đó, trong vòng 14 ngày làm việc hoặc chấm nhất là 30 ngày, người sử dụng lao động phải hoàn thành thủ tục chốt sổ BHXH và trả lại cho người lao động.

Đồng thời, khoản 5, Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 cũng nhấn mạnh, người sử dụng lao động phải phối hợp với cơ quan BHXH trả sổ BHXH cho người lao động, xác nhận thời gian đóng BHXH khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.

Như vậy, trong thời gian nêu trên, người sử dụng lao động phải có trách nhiệm xác nhận thời gian đóng BHXH và trả lại sổ cho người lao động khi họ nghỉ việc.

Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động có được trả sổ BHXH?

Thực tế hiện nay, có nhiều trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động luật và do đó, người sử dụng lao động đã cố tình gây khó dễ bằng việc không trả sổ BHXH cho người lao động. Điều này là không đúng với quy định của pháp luật (Theo điều 40 BLLĐ năm 2019). Trong trường hợp này người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nên không đủ điều kiện để được hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng công ty vẫn phải có trách nhiệm chốt sổ và trả lại sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động vì đây là quyền lợi của người lao động được hưởng và trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động khi người lao động nghỉ việc.

Người sử dụng lao động không trả sổ BHXH, người lao động phải làm gì?

Việc người sử dụng lao động không trả sổ BHXH cho người lao động khi họ nghỉ việc là trái pháp luật. Do đó, nếu không hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại những giấy tờ khác đã giữ của người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt hành chính theo khoản 1, Điều 11 Nghị định 28/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Nếu rơi vào trường hợp không được trả sổ BHXH theo đúng quy định nói trên, người lao động có thể thực hiện theo các cách sau để đòi lại quyền lợi chính đáng cho mình:

Cách 1: Khiếu nại lên người có thẩm quyền

Việc khiếu nại được quy định tại Điều 15 Nghị định 24/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định về việc giải quyết khiếu nại, tố cao trong lĩnh vực lao động (Nghị định 24/2018/NĐ-CP hướng dẫn thi hành BLLĐ 2012 tại thời điểm hiện tại vẫn còn hiệu lực thi hành), như sau:

- Khiếu nại lần đầu: Tới người sử dụng lao động

Nếu không được giải quyết trong thời hạn quy định hoặc không đồng ý với việc giải quyết của người sử dụng lao động, người lao động có thể tiến hành khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện tại Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự.

- Khiếu nại lần 2: Tới Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi công ty đặt trụ sở chính có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai đối với khiếu nại về lao động, an toàn, vệ sinh lao động khi người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu theo quy định tại Điều 23 hoặc đã hết thời hạn quy định tại Điều 20 Nghị định này mà khiếu nại không được giải quyết.

Cách 2: Khởi kiện tại Tòa án

Căn cứ điểm d, khoản 1, Điều 188 BLLĐ năm 2019, với những tranh chấp liên quan đến BHXH, người lao động có thể trực tiếp khởi kiện tại Tòa án mà không cần hòa giải. Chính vì vậy, trong trường hợp này, người lao động có thể trực tiếp đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi công ty đặt trụ sở chính để yêu cầu người sử dụng lao động thực hiện việc chốt sổ BHXH và trả lại sổ cho mình.  

“Công ty TNHH Tư vấn Doanh nghiệp và Đầu tư BCPACIFIC
Sẵn sàng đồng hành cùng doanh nghiệp để phòng ngừa các rủi ro pháp lý!”
Để được hỗ trợ và giải đáp các vướng mắc chi tiết, vui lòng liên hệ với chúng tôi:
  • Phone:09 0202 0990
  • Website:bcpacific.vn
  • Email:info@bcpacific.vn
TƯ VẤN PHÁP LUẬT