• Tổng đài 24/7 : 09 0202 0990
  • Hỗ trợ : info@bcpacific.vn
  • Trụ sở: số 6 phố Thâm Tâm, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội
en_US vi_VN ja_JP

feature_image

BÌNH LUẬN MỘT SỐ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ THỎA THUẬN TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI

 

1. Hình thức của thỏa thuận trọng tài

Theo quy định của Luật Trọng tài thương mại năm 2010 tại Điều 16 quy định về hình thức của thỏa thuận trọng tài thì thỏa thuận trọng tài có thể được xác lập dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng và phải được xác lập dưới dạng văn bản. 

Pháp luật Việt Nam chỉ thừa nhận hình thức của thỏa thuận thương mại được lập thành văn bản và không phụ thuộc vào yếu tố nó là một điều khoản hay là một văn bản riêng biệt. Việc quy định như vậy khá phù hợp, góp phần tăng cường tính rõ ràng, cụ thể cũng như hạn chế những tranh chấp xảy ra sau này về thỏa thuận trọng tài thương mại và là căn cứ khởi kiện ra trọng tài thương mại.

Ngoài ra, việc cho phép thỏa thuận trọng tài có thể là một điều khoản trong hợp đồng giúp cho các bên có thể tinh giản thủ tục, không mất nhiều thời gian trao đổi về các vấn đề pháp lý.

2. Thời điểm lập thỏa thuận trọng tài

Liên quan đến vấn đề này, tại Việt Nam, theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật Trọng tài thương mại năm 2010 quy định: “Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp”. 

Quy định này là phù hợp, tuy nhiên, trên thực tế, các bên nên lập thỏa thuận trọng tài trước khi có tranh chấp xảy ra, bởi lẽ sau khi tranh chấp, các bên  cơ bản đã có sự xung đột và khó có thể ngồi lại để thương lượng với nhau về thỏa thuận trọng tài.

3. Quyền lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp của người tiêu dùng

Điều 17 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định: “Đối với các tranh chấp giữa nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ và người tiêu dùng, mặc dù điều khoản trọng tài đã được ghi nhận trong các điều kiện chung về cung cấp hàng hoá, dịch vụ do nhà cung cấp soạn sẵn thỏa thuận trọng tài thì người tiêu dùng vẫn được quyền lựa chọn Trọng tài hoặc Tòa án để giải quyết tranh chấp. Nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ chỉ được quyền khởi kiện tại Trọng tài nếu được người tiêu dùng chấp thuận”.

Như vậy, quy định của pháp luật trong trường hợp này có sự ưu tiên cho người tiêu dùng. Xuất phát từ tư tưởng bảo vệ chủ thể yếu thế hơn trong quan hệ tranh chấp, người tiêu dùng được quyền lựa chọn cơ chế giải quyết tranh chấp là trọng tài hay tòa án, mặc cho trong hợp đồng đã có điều khoản thỏa thuận về vấn đề này.

4. Tính độc lập của thỏa thuận trọng tài

Trên thực tế thoả thuận về trọng tài thông thường được thể hiện đơn giản dưới hình thức một điều khoản trọng tài và đưa vào hợp đồng thương mại (như hợp đồng mua bán hàng hoá, mua bán bản quyền, vận chuyển,...). Tức là, điều khoản trọng tài có thể được hiểu như “một hợp đồng trong một hợp đồng”.

Chúng ta không nên lẫn lộn điều khoản trọng tài với hợp đồng chính mà nó dẫn chiếu tới. Bởi lẽ đây là hai loại thoả thuận có đối tượng pháp lý hoàn toàn khác nhau: điều khoản trọng tài xác định thủ tục tố tụng sẽ được áp dụng trong trường hợp có tranh chấp phát sinh giữa các bên, còn hợp đồng chính quy định nghĩa vụ và quyền lợi của các bên. Thông thường điều khoản trọng tài có một mức độ độc lập nhất định đối với hợp đồng chính. Điều khoản này không bị tác động bởi những lý do vô hiệu của hợp đồng chính. Nói một cách khác, việc vô hiệu của hợp đồng chính không thể ảnh hưởng tới tiến trình tố tụng bằng trọng tài.

Quy định này giúp cho các tranh chấp vẫn được giải quyết bằng con đường trọng tài kể cả khi hợp đồng bị chính hội đồng trọng tài tuyên là vô hiệu, ví dụ do có nội dung vi phạm pháp luật.  Thỏa thuận trọng tài trong trường hợp đó sẽ được coi là tách riêng khỏi hợp đồng có nội dung vi phạm pháp luật đó (Điều 19 Luật Trọng tài thương mại 2010). 

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là hợp đồng chính không có ảnh hưởng gì tới điều khoản trọng tài. Có những lý do vô hiệu có tác động tới cả hai thoả thuận trên như vi phạm nguyên tắc tự nguyện khi ký kết hoặc sự không có năng lực trong ký kết hợp đồng của các bên.

“Công ty TNHH Tư vấn Doanh nghiệp và Đầu tư BCPACIFIC
Sẵn sàng đồng hành cùng doanh nghiệp để phòng ngừa các rủi ro pháp lý!”
Để được hỗ trợ và giải đáp các vướng mắc chi tiết, vui lòng liên hệ với chúng tôi:
  • Phone:09 0202 0990
  • Website:bcpacific.vn
  • Email:info@bcpacific.vn
TƯ VẤN PHÁP LUẬT