CÁC HÌNH THỨC VỐN NÀO DOANH NGHIỆP CẦN PHÂN BIỆT
- Căn cứ pháp luật
- Nội dung trả lời
Có 4 loại vốn cơ bản khi thành lập doanh nghiệp, bao gồm:
1. Vốn điều lệ
- Vốn điều lệ là số vốn cơ bản mà các doanh nghiệp phải có khi làm thủ tục thành lập doanh nghiệp.
- Vốn điều lệ được góp bởi các thành viên, cổ đông hoặc được cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ công ty.
- Tất cả các loại hình doanh nghiệp khi thành lập đều cần phải có vốn điều lệ. Tuy vậy, không có quy định về giới hạn vốn điều lệ (Trừ các trường hợp quy định vốn pháp định và vốn ký quỹ, ảnh hưởng đến vốn điều lệ).
- Tùy vào năng lực và tiềm lực tài chính của cá nhân, tổ chức mà doanh nghiệp đăng ký vốn điều lệ phù hợp.
2. Vốn pháp định
- Vốn pháp định là vốn bắt buộc phải có khi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh ngành nghề có điều kiện. Tùy theo lĩnh vực, ngành nghề doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, sẽ có quy định cụ thể về vốn pháp định.
- Khi sử dụng dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại BCPACIFIC, bạn chỉ cần chia sẻ ngành nghề kinh doanh mong muốn,BCPACIFIC sẽ hỗ trợ đăng ký ngành nghề phù hợp và tư vấn vốn pháp định theo đúng quy định của nhà nước.
3. Vốn ký quỹ
- Khi thành lập, doanh nghiệp cần phải có một khoản tiền ký quỹ thực tế (có kỳ hạn hoặc không kỳ hạn) tại ngân hàng bất kỳ, nhằm đảm bảo tình trạng hoạt động công ty hay nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp đó.
- Tương tự vốn pháp định, đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp sẽ phải thực hiện việc ký quỹ.
4. Vốn góp nước ngoài
- Vốn góp nước ngoài (vốn đầu tư nước ngoài) là loại vốn do nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các tổ chức kinh tế tại Việt Nam.
- Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài hoặc các tổ chức thành lập và hoạt động theo pháp luật nước ngoài, đầu tư vào các doanh nghiệp 100% vốn Việt Nam.
- Tùy vào một số lĩnh vực như giáo dục, bất động sản, du lịch lữ hành… sẽ có quy định về vốn đầu tư nước ngoài.