Các nguyên tắc khi giải quyết TRANH CHẤP MÔI TRƯỜNG là:
- Nguyên tắc công quyền can thiệp
Giải quyết tranh chấp môi trường không chỉ là mong muốn riêng của các bên ưanh chấp mà còn là ttách nhiệm của Nhà nước. Chức năng quản lí xã hội và nghĩa vụ bảo đảm phúc lợi công cộng của Nhà nước không "cho phép" công quyền đứng ngoài những quan hệ xung đột mang tính xã hội sâu sắc này. Nói khác đi, trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, sự can thiệp của cồng quyền vào việc giải quyết ttanh chấp cần được xem là loại trách nhiệm công vụ hay còn gọi là công quyền đương nhiên can thiệp.
- Nguyên tắc phòng ngừa
Nguyên tắc phòng ngừa đặc biệt có ý nghĩa trong việc giải quyết những vụ kiện đòi chấm dứt các mối nguy hiểm tiềm tàng đối vói môi trường và sức khoẻ cộng đồng từ các hoạt động phát triển, nhất là các dự án có quy mô lớn, như: dự án xây dựng nhà máy hoá chất, các công trình thuỷ điện, nhiệt điện, điện nguyên tử, công trình Xử lý chất thải, đường giao thông... Để thực hiện đầy đủ nguyên tắc phòng ngừa trong giải quyết xung đột, cần thiết phải tuân thủ các quy định về đánh giá tác động môi trường.
- Nguyên tắc phối hợp, hợp tác
Nguyên tắc phối hợp, hợp tác hành động có thể được hiểu là thông qua hoạt động giải quyết tranh chấp để liên kết tất cả các bên tham gia. Họ có cơ hội đối thoại trực tiếp với nhau, thông tin đầy đủ cho nhau và cùng nhau xây dựng những cam kết có tính đồng thuận xã hội, cùng nhau xác định ttách nhiệm, chia sẻ quyền lợi và tìm tiếng nói chung để ngăn chặn nguy cơ huỳ hoại môi trường nhằm hướng tới phát triển bền vững.
- Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả giá
Nội dung của nguyên tắc là xác định “cái giá” phải trả đối với người có hành vi gây ô nhiễm môi trường. "Cái giá" đó là: 1) Phải áp dụng các biện pháp khắc phục tình ttạng ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường, sự cố môi trường; và 2) Phải bồi thường thiệt hại về môi trường, về tính mạng, sức khoẻ và tài sản cho các nạn nhân (nếu có). Nguyên tắc này có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp đòi bồi thường thiệt hại về môi trường.
- Nguyên tắc tham vấn chuyên gia
Để xác định một cách có căn cứ khoa học thiệt hại xảy ra đối với môi trường, tính mạng, sức khoẻ và tài sản của các nạn nhân trong các tranh chấp môi trường cần sử dụng cơ chế tham vấn chuyên gia. Khi đó các số liệu mới trở thành căn cứ khoa học - pháp lý giúp các bên tranh chấp cũng như cơ quan có thẩm quyền đánh giá, dự báo và kết luận đầy đủ để đưa ra các phán quyết đảm bảo tính chính xác, khách quan.