• Tổng đài 24/7 : 09 0202 0990
  • Hỗ trợ : info@bcpacific.vn
  • Trụ sở: số 6 phố Thâm Tâm, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội
en_US vi_VN ja_JP

feature_image

CÁCH ĐẶT TÊN THƯƠNG HIỆU

1. Căn cứ pháp lý  

- Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi và bổ sung năm 2019; 

2. Tên thương hiệu là gì?

Tên thương hiệu có thể được hiểu là tên mà một cá nhân, tổ chức muốn đặt cho một loại hàng hoá, dịch vụ của họ. Nói cách khác, tên thương hiệu chính là dấu hiệu để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của cá nhân, tổ chức này với cá nhân, tổ chức khác trong cùng lĩnh vực. Tên thương hiệu có thể biểu hiện dưới dạng chữ viết hoặc hình ảnh được thiết kế bởi chủ thể của thương hiệu đó. 

3. Cách đặt tên thương hiệu 

Đặt tên thương hiệu cho một loại hàng hoá, dịch vụ tưởng chừng là một vấn đề đơn giản, tuy nhiên lại là một yếu tố có ảnh hưởng tương đối quan trọng đến độ nhận diện đối với loại hàng hoá, dịch vụ mà cá nhân, tổ chức muốn cung cấp cho thị trường và người sử dụng. Bởi lẽ, tên thương hiệu chính là sự cảm nhận đầu tiên mà người sử dụng hàng hoá hay dịch vụ được tiếp cận ngay khi biết biết về loại sản phẩm đó. Đồng thời, tên thương hiệu cũng hàm chứa những ý nghĩa, thông điệp mà nhà sản xuất muốn truyền tải đến khách hàng của mình.

Không chỉ vậy, tên thương hiệu chính là thứ sẽ gắn bó với doanh nghiệp trên chặng đường phát triển. Nó vừa là thứ tạo nên những giá trị của doanh nghiệp cũng đồng thời là dấu hiệu được sử dụng để bảo vệ cho sản phẩm cũng như doanh nghiệp đó cả về mặt pháp lý và thực tế.

Chính vì vậy, để đảm bảo hài hoà tất cả các yếu tố từ ý nghĩa, độ nhận diện đến tính pháp lý, việc đặt tên thương hiệu cần tuân thủ một số nguyên tắc sau đây:

- Đặt tên thương hiệu cần có ý nghĩa nhất định, gần gũi với thị trường lĩnh vực hàng hoá mà chủ thể muốn tham gia. Tên thương hiệu cần đảm bảo việc truyền đạt được ý nghĩa, gợi lên những hình ảnh và tạo ra một ấn tượng tích cực về doanh nghiệp và sản phẩm 

- Đặt tên thương hiệu có độ nhận diện cao, hài hoà, trực quan và khác biệt. Đây là một yếu tố hết sức quan trọng. Như đã nói, tên thương hiệu là dấu hiệu đầu tiên khách hàng tiếp cận. Nếu tên thương hiệu được biểu hiện dưới dạng chữ thì chủ thể cần xem xét đến các âm tiết dễ phát âm, hài hoà đồng thời có kiểu dáng bắt mắt và dễ nhìn. Nếu tên thương hiệu được biểu hiện dưới dạng hình ảnh thì chủ thể cần xem xét kỹ đến vấn đề gợi mở cho khách hàng những cảm xúc khi nhìn vào hình ảnh của tên thương hiệu. 

- Đặt tên thương hiệu cần có tính thương mại lâu dài và có thể điều chỉnh để liên kết các sản phẩm trong hệ sinh thái của doanh nghiệp 

- Đặt tên thương hiệu đảm bảo các yếu tố pháp lý và có thể tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Để đảm bảo yếu tố pháp lý, chủ thể cần kiểm tra xem tên thương hiệu định đặt đã có bên chủ thể nào đăng ký chưa, có khả năng đăng ký không và có thể dùng để đăng ký tên miền trong trường hợp mở rộng cách tiếp cận khách hàng trên các nền tảng online được không. 

Trên đây là những tư vấn cơ bản của BCPACIFIC về vấn đề đặt tên thương hiệu. Để giải quyết trường hợp cụ thể và đầy đủ, Quý Khách hàng vui lòng liên hệ theo hotline: 090 202 0990 hoặc gửi yêu cầu vào hòm thư điện tử: info@bcpacific.vn

Chân thành cảm ơn sự quan tâm của Quý Khách !

“Công ty TNHH Tư vấn Doanh nghiệp và Đầu tư BCPACIFIC
Sẵn sàng đồng hành cùng doanh nghiệp để phòng ngừa các rủi ro pháp lý!”
Để được hỗ trợ và giải đáp các vướng mắc chi tiết, vui lòng liên hệ với chúng tôi:
  • Phone:09 0202 0990
  • Website:bcpacific.vn
  • Email:info@bcpacific.vn
TƯ VẤN PHÁP LUẬT