CÁCH XÁC ĐỊNH GIÁ TÍNH THUẾ GTGT ĐỐI VỚI HÀNG HÓA NHẬP KHẨU
- Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn thi hành luật thuế giá trị gia tăng và nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều luật thuế giá trị gia tăng (một số nội dung được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 119/2014/TT-BTC và Thông tư 26/2015/TT-BTC)
- Đối với hàng hóa nhập khẩu là:
Giá tính thuế giá trị gia tăng = giá nhập tại cửa khẩu cộng + Thuế nhập khẩu (nếu có) + Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) + Thuế bảo vệ môi trường (nếu có).
Giá nhập tại cửa khẩu được xác định theo quy định về giá tính thuế hàng nhập khẩu.
- Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn, giảm thuế nhập khẩu thì:
Giá tính thuế giá trị gia tăng = Giá nhập khẩu cộng + Thuế nhập khẩu
( xác định theo mức thuế phải nộp sau khi đã được miễn, giảm).
Trong giá tính thuế GTGT bao gồm thuế nhập khẩu vì
- Tăng thu cho ngân sách nhà nước.
- Giảm nhập khẩu bằng cách làm cho chúng trở nên đắt hơn so với các mặt hàng thay thế có trong nước và điều này làm giảm thâm hụt trong cán cân thương mại.
- Chống lại các hành vi phá giá bằng cách tăng giá hàng nhập khẩu của mặt hàng phá giá lên tới mức giá chung của thị trường.
- Trả đũa trước các hành vi dựng hàng rào thuế quan do quốc gia khác đánh thuế đối với hàng hóa xuất khẩu của mình, nhất là trong các cuộc chiến tranh thương mại.
- Bảo hộ cho các lĩnh vực sản xuất then chốt, chẳng hạn nông nghiệp giống như các chính sách về thuế quan của Liên minh châu Âu đã thực hiện trong Chính sách nông nghiệp chung của họ.
- Bảo vệ các ngành công nghiệp non trẻ cho đến khi chúng đủ vững mạnh để có thể cạnh tranh sòng phẳng trên thị trường quốc tế.
- Không khuyến khích nhập khẩu các mặt hàng có thể bị coi là xa xỉ phẩm hay đi ngược lại các truyền thống văn hóa dân tộc v.v.