Căn cứ quy định tại Khoản 3 Điều 7 Nghị định 43/2017/NĐ-CP thì:
Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc.
Đồng thời, Khoản 4 Điều 9 Nghị định này yêu cầu: hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà nhãn gốc không phù hợp với quy định của Nghị định này thì tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải ghi nhãn phụ theo quy định của pháp luật khi đưa ra lưu thông và phải giữ nguyên nhãn gốc.
Như vậy, theo quy định này, pháp luật không bắt buộc hàng hóa phải thực hiện việc dán nhãn phụ trước khi nhập khẩu hoặc ngay khi nhập khẩu vào vào Việt Nam mà chỉ quy định phải dán nhãn phụ đối với các hàng hóa nhập khẩu khi đưa chúng ra lưu thông trên thị trường.
Do đó, đối với hàng nhập khẩu đã được thông quan và đưa về kho, chưa dán nhãn phụ nhưng chưa được bán ra thị trường thì không bị xem là vi phạm quy định về dán nhãn phụ. Do vậy, không có căn cứ để xử phạt doanh nghiệp về hành vi này. Tuy nhiên, doanh nghiệp phải đảm bảo khi hàng được bán ra thị trường là nhãn phụ phải được dán đầy đủ và phải giữ nguyên nhãn gốc theo quy định.