• Tổng đài 24/7 : 09 0202 0990
  • Hỗ trợ : info@bcpacific.vn
  • Trụ sở: số 6 phố Thâm Tâm, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội
en_US vi_VN ja_JP

feature_image

ĐĂNG KÝ THƯƠNG HIỆU

1. Căn cứ pháp lý  

- Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi và bổ sung năm 2019; 

2. Tên thương hiệu là gì?

Tên thương hiệu có thể được hiểu là tên mà một cá nhân, tổ chức muốn đặt cho một loại hàng hoá, dịch vụ của họ. Nói cách khác, tên thương hiệu chính là dấu hiệu để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của cá nhân, tổ chức này với cá nhân, tổ chức khác trong cùng lĩnh vực. Tên thương hiệu có thể biểu hiện dưới dạng chữ viết hoặc hình ảnh được thiết kế bởi chủ thể của thương hiệu đó. 

3. Đăng ký thương hiệu 

Như đã đề cập ở trên, tên thương hiệu là dấu hiệu để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của cá nhân, tổ chức này với cá nhân tổ chức khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc hình ảnh. Do vậy, để bảo hộ cho tên thương hiệu, chủ thể sở hữu cần tiến hành đăng ký bảo hộ tên thương hiệu dưới hình thức bảo hộ nhãn hiệu.

Để tiến hành đăng ký thương hiệu, trước hết chủ thể cần kiểm tra xem tên thương hiệu dự định đặt đã được đăng ký chưa và đã tồn tại tên miền như vậy trên hệ thống internet chưa. Việc kiểm tra này giúp cho chủ thể có thể tiến hành kiểm tra về sự khác biệt của tên thương hiệu, đồng thời đảm bảo tên thương hiệu khi được đưa ra, được thiết kế có tính duy nhất tại thời điểm đó và có thể dùng để đăng ký cho tên miền sau này. 

Tên thương hiệu có thể được tra cứu tại mục “Tra cứu” trên trang web của Cục Sở hữu trí tuệ theo đường link: https://ipvietnam.gov.vn

4. Hồ sơ và quy trình đăng ký tên thương hiệu 

Việc đăng ký tên bảo hộ tên thương hiệu dưới hình thức bảo hộ nhãn hiệu được tiến hành theo trình tự, thủ tục sau: 

Bước 1: Nộp tờ khai đăng ký nhãn hiệu (nộp đơn đăng ký nhãn hiệu)

Sau khi tra cứu và nhãn hiệu được đánh giá là có khả năng đăng ký, chủ thể có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm sẽ tiến hành đăng ký nhãn hiệu sản phẩm tại Cục Sở hữu trí tuệ .

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu sản phẩm

  • Giấy uỷ quyền (trong trường hợp sử dụng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm được cung cấp bởi một chủ thể khác)
  • 05 mẫu nhãn hiệu (không nhỏ hơn 3×3 cm, không vượt quá 8×8 cm)
  • Tờ khai đơn
  • Chuẩn bị lệ phí theo quy định 

Cơ quan tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký nhãn hiệu sản phẩm: Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.

Kết quả: Tờ khai đăng ký nhãn hiệu được xác nhận và có số đơn đăng ký để theo dõi tiến trình.

Bước 2: Thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu sản phẩm

Thời hạn thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.

  • Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét đơn có đủ điều kiện về hình thức, mẫu nhãn, chủ sở hữu đơn, quyền nộp đơn, phân nhóm,…
  • Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp đáp ứng điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ và cho đăng công bố đơn.
  • Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp không đáp ứng điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo không chấp nhận đơn và đề nghị doanh nghiệp sửa đổi. Doanh nghiệp tiến hành sửa đổi theo yêu cầu và nộp công văn sửa đổi cho Cục sở hữu trí tuệ.

Kết quả: Công văn chấp nhận đơn hợp lệ

Thời hạn công bố đơn đăng ký nhãn hiệu02 tháng kể từ ngày có Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ.

Nội dung công bố đơn đăng ký nhãn hiệu là các thông tin liên quan đến đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, mẫu nhãn hiệu và danh mục sản phẩm kèm theo.

Bước 3: Thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu sản phẩm

Thời hạn thẩm định nội dung: 09 tháng kể từ ngày công bố đơn.

  • Cục sở hữu trí tuệ xem xét các điều kiện đăng ký nhãn hiệu từ đó đánh giá khả năng cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà chủ đơn đã đăng ký. Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu đáp ứng đủ điều kiện thì Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo dự định cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp đã đăng ký.
  • Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu không đáp ứng đủ điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo không cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà chủ đơn đã đăng ký. Chủ đơn nhãn hiệu xem xét và gửi công văn trả lời, khiếu nại quyết định của Cục Sở hữu trí tuệ, đồng thời đưa ra các căn cứ để cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu của mình.

Kết quả: Thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu và nộp lệ phí cấp bằng

Bước 4: Nhận Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sản phẩm

Kết quả: Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Sau khi có quyết định cấp văn bằng, chủ thể tiến hành đăng ký lấy văn bằng bảo hộ nhãn hiệu. Thời hạn cấp văn bằng là 02-03 tháng kể từ ngày nộp lệ phí cấp văn bằng.

Lệ phí đăng ký như sau: 

  1. Lệ phí nộp đơn: 150.000 đồng/đơn; 
  2. Phí thẩm định nội dung: 550.000 đồng; 
  3. Phí tra cứu phục vụ thẩm định nhãn hiệu: 180.000 đồng; 
  4. Lệ phí cấp giấy chứng nhận: 120.000 đồng; 
  5. Lệ phí đăng bạ: 120.000 đồng; 
  6. Lệ phí công bố nhãn hiệu: 120.000 đồng. 
  7. Lệ phí cấp văn bằng cho 01 nhãn/ 01 nhóm: 360.000 VNĐ.

Trên đây là những tư vấn cơ bản của BCPACIFIC về vấn đề đăng ký thương hiệu. Để giải quyết trường hợp cụ thể và đầy đủ, Quý Khách hàng vui lòng liên hệ theo hotline: 090 202 0990 hoặc gửi yêu cầu vào hòm thư điện tử: info@bcpacific.vn

Chân thành cảm ơn sự quan tâm của Quý Khách !

“Công ty TNHH Tư vấn Doanh nghiệp và Đầu tư BCPACIFIC
Sẵn sàng đồng hành cùng doanh nghiệp để phòng ngừa các rủi ro pháp lý!”
Để được hỗ trợ và giải đáp các vướng mắc chi tiết, vui lòng liên hệ với chúng tôi:
  • Phone:09 0202 0990
  • Website:bcpacific.vn
  • Email:info@bcpacific.vn
TƯ VẤN PHÁP LUẬT