• Tổng đài 24/7 : 09 0202 0990
  • Hỗ trợ : info@bcpacific.vn
  • Trụ sở: số 6 phố Thâm Tâm, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội
en_US vi_VN ja_JP

feature_image

DOANH NGHIỆP PHẢI NỘP CÁC LOẠI THUẾ NÀO ?

- Căn cứ pháp luật

  • Luật Doanh nghiệp 2020

- Nội dung trả lời

1/ Thuế thu nhập doanh nghiệp

– Chủ thế có nghĩa vụ phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp: Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh  hàng hoá dịch dịch vụ nhưng có thu nhập chịu thuế gồm:

Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của  pháp luật Việt Nam, được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam; tổ chức được thành lập theo Luật Hợp tác xã; đơn  vị sự nghiệp; tổ chức khác nhưng có hoạt động kinh doanh, sản xuất có thu nhập

– Tổ chức kinh doanh có thu nhập chịu thuế phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:

+ Tổ chức kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế  phát sinh tại Việt Nam và thu nhập chịu thuế phát sinh ngoài Việt Nam

+ Tổ chức kinh doanh nước ngoài có  có sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh ngoài Việt Nam liên quan đến hoạt động của cơ sở thường trú đó

+ Tổ chức kinh doanh nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam.

Cơ sở thường trú của doanh  nghiệp nước ngoài là cơ sở sản xuất, kinh doanh mà thông qua cơ sở này, doanh nghiệp nước ngoài tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam bao gồm: Chi nhánh, văn phòng điều hành, nhà máy, công xưởng, phương tiện  vận tải

– Căn cứ phát sinh thuế thu nhập doanh nghiệp là: Có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ, có thu nhập phát sinh

Lưu ý: Khi một tổ chức được xác định có hành vi kinh doanh thì khi đó phát sinh nghĩa vụ đăng ký thuế của họ với cơ quan thuế. Tuy nhiên chưa làm phát sinh nghĩa  vụ kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp

2/ Thuế giá trị gia tăng

– Đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng: là các chủ thể sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế và các tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hoá chịu thuế

Lưu ý: Đối tượng  phải nộp thuế giá trị gia tăng không chỉ là doanh nghiệp mà còn có các chủ thế khác. Nhưng những chủ thể  kinh doanh, hay có hành vi kinh doanh phải được pháp luật công nhận. Trên thực tế đa phần là doanh nghiệp

– Căn cứ phát sinh thuế giá trị gia tăng

Hệ thống các văn bản pháp luật quy định về thuế giá trị gia tăng:

Hiện nay, trong điều kiện phát triển kinh tế xã hội điều kiện quản lý thuế của cơ quan nhà nước ngày càng ổn định, đáp ứng được những yêu cầu cơ bản của áp dụng pháp luật vào Thuế giá trị gia tăng. Chính vì vậy Luật thuế  giá trị gia tăng đã được ban hành cùng với hệ thống văn bản kèm theo.

Sự kiện pháp ký để làm căn cứ phát sinh thuế giá trị gia tăng như sau: thời điểm đăng ký kinh doanh, đăng ký thành lập doanh nghiệp, thời điểm được cấp mã số thuế, thời điểm cung cấp hàng hoá dịch vụ, thời điểm nhận được thông báo thuế thậm trí là cả thời điểm chủ thể nộp thuế không thực hiện nghĩa vụ nộp tiền thuế.

“Công ty TNHH Tư vấn Doanh nghiệp và Đầu tư BCPACIFIC
Sẵn sàng đồng hành cùng doanh nghiệp để phòng ngừa các rủi ro pháp lý!”
Để được hỗ trợ và giải đáp các vướng mắc chi tiết, vui lòng liên hệ với chúng tôi:
  • Phone:09 0202 0990
  • Website:bcpacific.vn
  • Email:info@bcpacific.vn
TƯ VẤN PHÁP LUẬT