• Tổng đài 24/7 : 09 0202 0990
  • Hỗ trợ : info@bcpacific.vn
  • Trụ sở: số 6 phố Thâm Tâm, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội
en_US vi_VN ja_JP

feature_image

DOANH NGHIỆP XÃ HỘI LÀ GÌ ?

- Căn cứ pháp luật

  • Luật Doanh Nghiệp năm 2020;
  • Nghị định 96/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp;
  • Thông tư 04/2016/TT-BKHĐT Quy định các biểu mẫu văn bản sử dụng trong đăng ký doanh nghiệp xã hội theo Nghị định 96/2015/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều Luật Doanh nghiệp.

- Nội dung trả lời

1. Khái niệm:

  • Doanh nghiệp xã hội là doanh nghiệp hoạt động không vì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, mà được thành lập với mục tiêu của doanh nghiệp là để giải quyết các vấn đề xã hội nhất định mà doanh nghiệp này theo đuổi, bên cạnh mục tiêu kinh tế.
  • Phần lớn lợi nhuận thu được của doanh nghiệp dùng để phục vụ mục tiêu xã hội, ngoài ra doanh nghiệp xã hội có thể cung cấp các dịch vụ phục vụ cộng đồng như: giáo dục, văn hóa, môi trường, đào tạo nghề…

Khoản 1 Điều 10 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định:

“Doanh nghiệp xã hội phải đáp ứng các tiêu chí sau đây:

a) Là doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định của Luật này;

b) Mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng;

c) Sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận sau thuế hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu đã đăng ký”

2. Đặc điểm

  • Doanh nghiệp xã hội là doanh nghiệp

Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2020, Doanh nghiệp hiện diện dưới 1 trong 4 loại hình doanh nghiệp được Luật doanh nghiệp hiện nay thừa nhận là: doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần.

  • Doanh nghiệp xã hội là doanh nghiệp đặt mục tiêu xã hội lên hàng đầu
  • Doanh nghiệp xã hội trước hết là doanh nghiệp, thành lập nhằm mục đích kinh doanh nhưng không phải mục tiêu sinh lợi là trên hết.
  • Hiện nay trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR – Corporate Social Responsibility) đang là xu hướng phổ biến trên thế giới, trở thành một yêu cầu “mềm” đối với doanh nghiệp.
  • Đặc biệt đối với doanh nghiệp, mục tiêu xã hội được đặt lên hàng đầu. Đối tượng phục vụ và phạm vi hoạt động của doanh nghiệp là nhóm yếu thế và các vấn đề xã hội, môi trường vì mục tiêu cộng đồng.
  • Doanh nghiệp xã hội thực hiện tái phân phối lợi nhuận để phục vụ mục tiêu xã hội

Luật doanh nghiệp hiện nay quy định Doanh nghiệp xã hội phải sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường như đã đăng ký.

3. Quyền và nghĩa vụ riêng

Ngoài các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp xã hội có các quyền và nghĩa vụ sau:

  • Duy trì mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng.
  • Doanh nghiệp sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường như đã đăng ký trong suốt quá trình hoạt động;
  • Trường hợp doanh nghiệp đang hoạt động muốn chuyển thành doanh nghiệp xã hội hoặc doanh nghiệp xã hội muốn từ bỏ mục tiêu xã hội, môi trường, không sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư thì doanh nghiệp phải thông báo với cơ quan có thẩm quyền để tiến hành các thủ tục theo quy định của pháp luật;
  • Chủ sở hữu doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp xã hội được xem xét, tạo thuận lợi và hỗ trợ trong việc cấp giấy phép, chứng chỉ và giấy chứng nhận có liên quan theo quy định của pháp luật;
  • Được huy động và nhận tài trợ dưới các hình thức khác nhau từ các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ và các tổ chức khác của Việt Nam và nước ngoài để bù đắp chi phí quản lý và chi phí hoạt động của doanh nghiệp;
  • Không được sử dụng các khoản tài trợ huy động được cho mục đích khác ngoài bù đắp chi phí quản lý và chi phí hoạt động để giải quyết vấn đề xã hội, môi trường mà doanh nghiệp đã đăng ký; Trường hợp được nhận các ưu đãi, hỗ trợ, doanh nghiệp xã hội phải định kỳ hằng năm báo cáo cơ quan có thẩm quyền về tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
  • Đặc biệt, nhà nước có chính sách khuyến khích, hỗ trợ và thúc đẩy phát triển doanh nghiệp xã hội.
“Công ty TNHH Tư vấn Doanh nghiệp và Đầu tư BCPACIFIC
Sẵn sàng đồng hành cùng doanh nghiệp để phòng ngừa các rủi ro pháp lý!”
Để được hỗ trợ và giải đáp các vướng mắc chi tiết, vui lòng liên hệ với chúng tôi:
  • Phone:09 0202 0990
  • Website:bcpacific.vn
  • Email:info@bcpacific.vn
TƯ VẤN PHÁP LUẬT