CĂN CỨ PHÁP LUẬT
- Luật đất đai 2013
- Nghị định 43/2014/NĐ-CP
- Bộ luật Tố tụng dân sự 2015
KHÁI QUÁT VỀ TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI
Theo qui định của pháp luật hiện hành, tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Theo đó, ba loại tranh chấp thường gặp trên thực tế bao gồm:
+ Tranh chấp về quyền sử dụng đất
+ Tranh chấp về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất
+ Tranh chấp về mục đích sử dụng đất
Tranh chấp đất đai có thể được giải quyết qua thương lượng và hòa giải tại UBND xã nơi có phần đất đang tranh chấp. Trừ đối với trường hợp tranh chấp về quyền sử dụng phần đất tranh chấp hợp pháp, phương thức này không bắt buộc. Bên cạnh đó, trong trường hợp không hòa giải thành hoặc không muốn đi qua giai đoạn hòa giải, khởi kiện tranh chấp đất đai tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền là một phương thức được sử dụng rất phổ biến.
Đơn khởi kiện tranh chấp đất đai phải có nội dung và hình thức theo qui định tại Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Theo đó, nội dung phải có bao gồm:
+ Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
+ Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;
+ Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).
+ Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ đó;
+ Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có);
+ Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người bị kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người bị kiện thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện;
+ Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).
+ Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
+ Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
+ Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);
+ Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.
Kèm theo đơn khởi kiện phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì họ phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Người khởi kiện bổ sung hoặc giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ khác theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án.
Dưới đây là một ví dụ về đơn khởi kiện hoàn chỉnh:
Trên đây là một mẫu đơn khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai của công ty Luật BCPacific đã soạn. Để tránh xảy ra sai sót về mặt pháp lý và tiết kiệm thời gian quí báu, khách hàng có thể liên hệ với BCPacific qua số điện thoại 0902020990 để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ chi tiết và chính xác nhất đối với việc khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai.