• Tổng đài 24/7 : 09 0202 0990
  • Hỗ trợ : info@bcpacific.vn
  • Trụ sở: số 6 phố Thâm Tâm, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội
en_US vi_VN ja_JP

feature_image

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT 2022

CĂN CỨ PHÁP LÝ

- Bộ luật Dân sự 2015

- Bộ luật Tố tụng dân sự 2015

KHÁI QUÁT VỀ PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ

Theo Bộ luật Dân sự 2015, di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Hình thức của di chúc được lập bằng văn bản hoặc bằng miệng. Người lập di chúc có quyền cho người được hưởng thừa kế theo di chúc khi người chết có để lại di chúc và di chúc đó có hiệu lực pháp luật, người thừa kế vào thời điểm mở thừa kế còn sống hoặc cơ quan, tổ chức vẫn còn tồn tại và không từ chối việc nhận di sản.

Còn trong trường hợp, nếu người chết không để lại di chúc thì chia di sản thừa kế sẽ chia theo pháp luật. Chia thừa kế theo pháp luật là chia phần di sản thừa kế của người chết theo hàng thừa kế, mỗi người thừa kế cùng hàng thì đều được hưởng phần di sản bằng nhau. Người thừa kế ở hàng sau chỉ được hưởng quyền thừa kế nếu hàng trước không còn ai do các trường hợp sau: Đã chết, không có quyền hưởng, từ chối nhận, bị truất quyền hưởng. Người được hưởng quyền di sản thừa kế phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài sản nằm trong phạm vi di sản mà người đã chết để lại, chỉ trừ trường hợp có một thỏa thuận khác.

 THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THỪA KẾ 

Tranh chấp thừa kế thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Theo đó, Toà án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết, cụ thể Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự thuộc điều 26 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 trừ khoản 7 điều này.

 

Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết tranh chấp thừa kế có yếu tố nước ngoài, bao gồm: đương sự ở nước ngoài hoặc tài sản tranh chấp ở nước ngoài.

 

Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

+ Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm (căn cứ Điều 39 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015);

+ Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn (Điều 40 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015);

+ Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.

THỜI HIỆU GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THỪA KẾ 

Theo Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015: 

- Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó.

- Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

- Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

- Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:

+ Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;

+ Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu được đề cập ở trên.


HỒ SƠ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THỪA KẾ

- Đơn khởi kiện (theo mẫu);

- Các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp (ví dụ: hồ sơ nhà đất, hợp đồng vay nợ, giấy vay nợ, di chúc…);

- Chứng minh thư nhân dân, hộ khẩu gia đình (có chứng thực hoặc công chứng), nếu người khởi kiện là cá nhân;

- Hồ sơ pháp lý khác của người khởi kiện, đương sự khác như: giấy phép kinh doanh, giấy chứng đăng ký kinh doanh, quyết định thành lập doanh nghiệp, điều lệ hoạt động, quyết định bổ nhiệm hoặc cử người đại diện doanh nghiệp (bản sao có chứng thực), nếu là pháp nhân;

- Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn khởi kiện (ghi rõ số lượng bản chính, bản sao);

* Lưu ý: Các tài liệu nêu trên bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch sang tiếng Việt nam theo quy định trước khi nộp và nộp kèm theo bản gốc để đối chiếu.

KHÁI QUÁT VỀ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THỪA KẾ 

- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện và nộp đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền; 

- Bước 2: Nếu hồ sơ và bằng chứng đã đầy đủ và đóng tạm ứng án phí, Tòa án thụ lý vụ án và ra thông báo đến các cơ quan và cá nhân liên quan;

- Bước 3: Tiến hành hòa giải;

- Bước 4: Nếu hòa giải không thành thì đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm.

Trên đây là phần trình bày về giải quyết tranh chấp thừa kế. Nếu khách hàng có vướng mắc liên quan đến tranh chấp thừa kế, quí khách có thể liên hệ qua số điện thoại và zalo 0902020990 hoặc qua email  info@bcpacific.vn để BCPacific có thể tư vấn miễn phí và đồng hành cùng giải quyết vấn đề.

“Công ty TNHH Tư vấn Doanh nghiệp và Đầu tư BCPACIFIC
Sẵn sàng đồng hành cùng doanh nghiệp để phòng ngừa các rủi ro pháp lý!”
Để được hỗ trợ và giải đáp các vướng mắc chi tiết, vui lòng liên hệ với chúng tôi:
  • Phone:09 0202 0990
  • Website:bcpacific.vn
  • Email:info@bcpacific.vn
TƯ VẤN PHÁP LUẬT