GIẤY PHÉP KHAI THÁC TÀI NGUYÊN NƯỚC
Trả lời:
Căn cứ pháp luật
- Điều 44 Luật Tài nguyên nước năm 2012
- Điều 16 Nghị định 201/2013/NĐ-CP
Nội dung trả lời
Khai thác tài nguyên nước là quyền của công dân, tuy nhiên việc thực hiện phải tuân thủ quy định pháp luật nhằm đảm bảo bảo tồn tài nguyên nước, phòng tránh ô nhiễm, cạn kiệt tài nguyên nước. Vì vậy muốn khai thác tài nguyên nước cần đăng ký theo quy định tại Luật Tài nguyên nước 2012, theo luật này có một số tài nguyên nước không cần đăng ký khi khai thác, ngoài các tài nguyên này thì đều phải xin cấp phép mới được khai thác.
Điều 44. quy định các tài nguyên nước không phải đăng ký khi cấp phép là:
a) Khai thác, sử dụng nước cho sinh hoạt của hộ gia đình;
b) Khai thác, sử dụng nước với quy mô nhỏ cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
Điều 16. Nghị định 201/2013/NĐ-CP hướng dẫn các hoạt động này gồm:
- Khai thác nước dưới đất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với quy mô không vượt quá 10 m3/ngày đêm không thuộc trường hợp ở các vùng mà mực nước đã bị suy giảm quá mức ;
- Khai thác nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với quy mô không vượt quá 0,1 m3/giây;
- Khai thác nước mặt cho các mục đích kinh doanh, dịch vụ và sản xuất phi nông nghiệp không vượt quá 100 m3/ngày đêm;
- Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy không vượt quá 50 kW;
- Khai thác, sử dụng nước biển phục vụ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên đất liền với quy mô không vượt quá 10.000 m3/ngày đêm; khai thác, sử dụng nước biển phục vụ các hoạt động trên biển, đảo.
- Khai thác, sử dụng nước biển để sản xuất muối;
- Khai thác, sử dụng nước phục vụ các hoạt động văn hóa, tôn giáo, nghiên cứu khoa học;
- Khai thác, sử dụng nước cho phòng cháy, chữa cháy, ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm, dịch bệnh và các trường hợp khẩn cấp khác theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp.