Trả lời:
- Căn cứ pháp luật
- Nội dung trả lời
Hoà giải là hình thức giải quyết tranh chấp được tiến hành khi tranh chấp đã xảy ra hoàn toàn và các bên nhận thấy quá trình tự thương lượng không đem lại kết quả song vẫn mong muốn tìm kiếm sự thoả thuận bởi chính bản thân mình.
Hoà giải tranh chấp là quyền của các đương sự. Pháp luật khuyến khích các bên tranh chấp áp dụng hình thức này. Luật tài nguyên nước năm 2012, Luật đất đai năm 2013 đều có quy định:
"Nhà nước khuyển khích việc hoà giải các tranh chấp về tài nguyên nước. Uỷ ban nhân dân cấp xã tổ chức hoà giải các tranh chấp về tài nguyên nước trên địa bàn khi có đề nghị của các bên tranh chấp”; "Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hoà giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hoà giải ở cơ sở"...
Trong hoà giải tranh chấp môi trường, trung gian hoà giải thường được tổ chức thành các nhóm, bao gồm: đại diện chính quyển địa phương, các cơ quan quản lí nhà nước về tài nguyên và môi trường, các tổ chức dịch vụ công cộng, đại diện cộng đồng dân cư, các tổ chức phi chính phủ (NGOs), các luật gia... Do tranh chấp môi trường liên quan đến nhiều lợi ích, động chạm đến nhiều khía cạnh của đời sống, cần đến kiến thức chuyên môn của nhiều lĩnh vực nên chỉ có thông qua mô hình này các vấn đề có liên quan mới được xem xét một cách khách quan, toàn diện. Ngoài ra, tổ chức các nhóm trung gian hoà giải còn góp phần làm cân bằng “vị thể” của các bên đương sự vốn luôn ở trong ttạng thái bất tương xứng trong mỗi vụ ttanh chấp môi trường.
So với thương lượng, hoà giải có mức độ thành công cao hơn do có sự hỗ trợ của trung gian là những người có kiến thức chuyên môn nhất định. Tuy nhiên, khó khăn trong hoà giải tranh chấp môi trường lại bắt nguồn từ tính chất đa thành phần của các nhóm trung gian. Đa thành phần cũng có nghĩa là sẽ có nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau, tiếp cận các lợi ích không giống nhau. Nếu việc hoà giải không được tổ chức khoa học, hợp lí thì bất đồng có thể nảy sinh ngay giữa chính các hoà giải viên. Thêm nữa, một trong những thành phần chính của nhóm trung gian hoà giải môi trường là chính quyền địa phương, các cơ quan quản lí nhà nước về môi trường, ưong khi chính chủ thể này lại thường giữ vai trò là người đại diện cho các nạn nhân trong các vụ khiếu kiện về môi trường. Tính đa nguyên trong vai trò của chủ thể, sự trùng lặp, chồng chéo về chức năng và nhiệm vụ là điều khó tránh khỏi.
Riêng đối với việc hoà giải tại toà án thì hiện vẫn có các quan điểm khác nhau. Quan điểm thứ nhất cho rằng, giải quyết tranh chấp môi trường chỉ đơn thuần là giải quyết việc đòi bồi thường thiệt hại về người và tài sản của cá nhân, tổ chức nên vẫn phải tiến hành hoà giải tại toà án như đối với các tranh chấp dân sự khác. Tuy nhiên, quan điểm khác lại cho rằng, do Nhà nước là đại diện sở hữu chủ đối với các nguồn tài nguyên và môi trường nên gây tổn hại môi trường là gây thiệt hại đối với Nhà nước. Trong nhũng trường hợp này, theo quy định của pháp luật hiện hành, toà án không tiến hành hoà giải.