• Tổng đài 24/7 : 09 0202 0990
  • Hỗ trợ : info@bcpacific.vn
  • Trụ sở: số 6 phố Thâm Tâm, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội
en_US vi_VN ja_JP

feature_image

KHI XẢY RA TRANH CHẤP TRONG KINH DOANH, CẦN PHẢI GIẢI QUYẾT NHƯ THẾ NÀO ?

Căn cứ pháp luật

•        Luật Thương mại năm 2005;

•        Luật Trọng tài thương mại năm 2010;

•        Nghị định số 22/2017/NĐ-CP Về hòa giải thương mại.

Nội dung trả lời

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp

Trong quá trình giải quyết tranh chấp cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:

- Nhanh chóng, chính xác, đúng pháp luật

- Hạn chế ảnh hưởng tiêu cực đối với sản xuất kinh doanh

- Đảm bảo quyền tự định đoạt của các bên với chi phí ít nhất

- Linh hoạt, có thể kết hợp nhiều hình thức giải quyết tranh chấp khác nhau

- Bảo vệ uy tín của các bên và giữ bí mật trong kinh doanh

- Đạt hiệu được thỏa thuận (quyết định) có tính khả thi cao

Phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh

Căn cứ pháp lý: Theo Điều 317 Luật Thương mại năm 2005, có 03 phương thức cơ bản giải quyết tranh chấp sau: Thương lượng, Hòa giải; Giải quyết tranh chấp thông quá tố tụng tại Tòa án hoặc thông qua Trọng tài thương mại (hoặc Trọng tài quốc tế gọi tắt chung là Trọng tài)

Thương lượng: là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua việc các bên tranh chấp cùng bàn bạc, tự dàn xếp, tháo gỡ những bất đồng phát sinh để loại bỏ tranh chấp mà không cần có sự trợ giúp hay phán quyết của bất kỳ bên thứ ba nào.

- Quá trình thương lượng giữa các bên không chịu sự ràng buộc của quy định pháp luật về trình tự, thủ tục giải quyết.

- Việc thực thi kết quả thương lượng hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự nguyện của mỗi bên tranh chấp mà không có bất kỳ cơ chế pháp lý nào bảo đảm việc thực thi đối với thỏa thuận của các bên trong quá trình thương lượng. Nếu các bên đạt được sự thoả thuận thì coi như giải quyết được tranh chấp.

Hòa giải: Là hình thức giải quyết tranh chấp với sự tham gia của bên thứ 3 đóng vai trò làm trung gian để hỗ trợ hoặc thuyết phục các bên tranh chấp tìm kiếm các giải pháp nhằm chấm dứt xung đột hoặc bất hoà. Hoà giải là giải pháp tự nguyện tuỳ thuộc vào sự lựa chọn của các bên tham gia tranh chấp. Kết quả hòa giải thành được thực thi hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự nguyện của các bên tranh chấp mà không có bất kỳ cơ chế pháp lý nào bảo đảm thi hành những cam kết của các bên trong quá trình hòa giải.

(Trình tự giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại được quy định cụ thể tại Nghị định số 22/2017/NĐ-CP)

Giải quyết tranh chấp kinh tế bằng trọng tài: Là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua hoạt động của trọng tài với tư cách là bên thứ 3 độc lập nhằm chấm dứt xumg đột bằng việc đưa ra một phán quyết buộc các bên tham gia tranh chấp phải thực hiện

+Về thủ tục: Căn cứ theo Luật Trọng tài thương mại năm 2010, giải quyết tranh chấp tại trọng tài các bên thực hiện theo trình tự sau:

Bước 1: Nộp đơn khởi kiện

Bước 2: Bị đơn nộp bản tự bảo vệ

Bước 3: Thành lập hội đồng trọng tài

Bước 4: Hòa giải

Bước 5: Tổ chức phiên họp giải quyết tranh chấp

Bước 6: Hội đồng trọng tài ra phán quyết

Giải quyết tranh chấp kinh tế bằng toà án: Là hình thức giải quyết tranh chấp do cơ quan toà án của nhà nước thực hiện. Được tiến hành khi việc áp dụng biện pháp thương lượng hoặc hoà giải không có hiệu quả và các bên tranh chấp cũng không thoả thuận đưa vụ tranh chấp ra giải quyết tại trọng tài. Tòa án chỉ giải quyết khi có yêu cầu của các bên và tranh chấp đó phải thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án.

Phán quyết của tòa án bằng bản án, quyết định nhân danh nhà nước và được đảm bảo thi hành bằng sức mạnh quyền lực nhà nước.

Việc giải quyết theo một trình tự, thủ tục chặt chẽ thông qua hai cấp xét xử

“Công ty TNHH Tư vấn Doanh nghiệp và Đầu tư BCPACIFIC
Sẵn sàng đồng hành cùng doanh nghiệp để phòng ngừa các rủi ro pháp lý!”
Để được hỗ trợ và giải đáp các vướng mắc chi tiết, vui lòng liên hệ với chúng tôi:
  • Phone:09 0202 0990
  • Website:bcpacific.vn
  • Email:info@bcpacific.vn
TƯ VẤN PHÁP LUẬT