Khí thải có thể có tác động tiêu cực đến chất lượng không khí ở nơi làm việc và môi trường xung quanh. Khí thải không khí thông thường bao gồm bụi bẩn, hơi dầu, hơi axit, các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi và khí thải từ các nguồn đốt (ví dụ: nồi hơi). Nguồn phát thải thường được phân loại là một trong những loại sau:
Quản lý Khí thải
Để đảm bảo tất cả khí thải được quản lý một cách có trách nhiệm, điều quan trọng là phải cân nhắc các vấn đề sau:
Kiểm kê Khí thải
Kiểm kê khí thải là một công cụ tính toán giúp xác định tất cả các nguồn phát thải tại chỗ và theo dõi lượng chất ô nhiễm được phát ra từ mỗi nguồn. Khi tạo kiểm kê khí thải, kiểm kê phải bao gồm thông tin sau:
Kiểm nghiệm Khí thải
Đối với bất kỳ nguồn phát khí thải nào yêu cầu kiểm nghiệm, tần suất kiểm tra (ví dụ như hàng quý, hàng năm) và các thông số theo dõi thường được xác định theo quy định của cấp phép và/hoặc luật pháp địa phương và/hoặc yêu cầu của (Nhãn hàng) khách hàng. Để đảm bảo tuân thủ, các công ty nên:
Các chất phá hủy tầng ozone
Các chất phá hủy tầng ozone (ODS) là những chất làm suy thoái tầng ozone. ODS được sử dụng rộng rãi trong máy điều hòa không khí và thiết bị làm mát, bình chữa cháy, giặt khô, dung môi tẩy rửa, thiết bị điện tử, và các loại thuốc xông nông nghiệp. ODS bao gồm các khí chlorofluorocarbon (CFC) và hydrochlorofluorocarbon (HCFC). Một ví dụ về HCFC là R-22, chất làm lạnh thông dụng trong thiết bị điều hòa không khí.
ODS, tên như ý nghĩa, là chất gây ra tác động tiêu cực đến tầng ozone của trái đất và có liên hệ mật thiết với sự nóng lên toàn cầu. Hầu hết các ODS đều được định rõ trị số Khả năng Phá hủy Ozone (OPD) và Khả năng Làm ấm Toàn cầu (GWP), đây là những giá trị được sử dụng để xác định mức độ ảnh hưởng mà một ODS sẽ có đối với sự phá hủy tầng ozone và hiện tượng ấm lên toàn cầu. Quý vị có thể tìm thấy thông tin bổ sung, bao gồm danh sách hợp chất ODS, trong liên kết trang web EPA dưới đây.
Quản lý ODS