• Tổng đài 24/7 : 09 0202 0990
  • Hỗ trợ : info@bcpacific.vn
  • Trụ sở: số 6 phố Thâm Tâm, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội
en_US vi_VN ja_JP

feature_image

NGHỈ THAI SẢN CÓ ĐƯỢC TÍNH PHÉP NĂM?

 

Câu hỏi: Em làm việc tại công ty đến 15/8/2021 là nghỉ sinh. Vậy khi nghỉ sinh có được tính số ngày phép năm còn lại trong tháng 8 này không ạ?

 

Cảm ơn bạn đã liên hệ và gửi câu hỏi cho Luật BCPACIFIC. 

Liên quan đến câu hỏi của bạn chúng tôi xin được tư vấn cụ thể như sau:

Căn cứ theo Điều 113 Bộ luật lao động năm 2019 quy định về nghỉ phép hằng năm, theo đó, người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động tương ứng như sau:

  • 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
  • 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có có điều kiện sinh sống khắc nghiệt;
  • 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên hoặc lao động là người khuyết tật;
  • 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt.

Trong đó, thời gian được coi là thời gian làm việc của người lao động để tính số ngày nghỉ hằng năm được hướng dẫn cụ thể, chi tiết tại Điều 6 Nghị định 45/2013/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động, theo đó, thời gian làm việc cho người lao động là cơ sở để xác định chính xác số ngày nghỉ hằng năm cho người lao động bao gồm:

  • Thời gian tập nghề, học nghề để làm việc cho người sử dụng lao động theo cam kết trong hợp đồng học nghề, tập nghề;
  • Thời gian thử việc theo hợp đồng lao động sau đó làm việc cho người sử dụng lao động;
  • Thời gian nghỉ việc riêng có hưởng lương, gồm: Kết hôn; Con kết hôn; Bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng chết; vợ chết hoặc chồng chết; con chết;
  • Thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu được phía người sử dụng lao động đồng ý nhưng cộng dồn không quá 01 tháng;
  • Thời gian nghỉ việc do bị tai nạn lao động hoặc nghỉ việc do bệnh nghề nghiệp nhưng cộng dồn không quá 06 tháng;
  • Thời gian nghỉ việc do ốm đau nhưng cộng dồn không quá 02 tháng;
  • Thời gian nghỉ việc để hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
  • Thời gian nghỉ để hoạt động công đoàn theo quy định của pháp luật về công đoàn;
  • Thời gian phải ngừng việc hoặc phải nghỉ việc không do lỗi của người lao động;
  • Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc, bị tạm giữ, tạm giam nhưng được trở lại làm việc do được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận không phạm tội.

Như vậy, đối với những trường hợp nghỉ chế độ thai sản theo quy định của luật Bảo hiểm xã hội thì vẫn được tính là thời gian làm việc cho người sử dụng lao động và là cơ sở để tính ngày nghỉ phép hằng năm cho người lao động theo quy định của Bộ luật Lao động.

Việc tính số ngày phép năm còn lại vào tháng 8 thường không xác định được thời gian làm việc đủ 12 tháng. Do đó tính số ngày phép năm còn lại thường được tính vào tháng 12 hoặc tháng 1 năm sau.

“Công ty TNHH Tư vấn Doanh nghiệp và Đầu tư BCPACIFIC
Sẵn sàng đồng hành cùng doanh nghiệp để phòng ngừa các rủi ro pháp lý!”
Để được hỗ trợ và giải đáp các vướng mắc chi tiết, vui lòng liên hệ với chúng tôi:
  • Phone:09 0202 0990
  • Website:bcpacific.vn
  • Email:info@bcpacific.vn
TƯ VẤN PHÁP LUẬT