• Tổng đài 24/7 : 09 0202 0990
  • Hỗ trợ : info@bcpacific.vn
  • Trụ sở: số 6 phố Thâm Tâm, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội
en_US vi_VN ja_JP

feature_image

NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA NHƯỢNG THƯƠNG MẠI

 

  1. Khái niệm hoạt động nhượng quyền thương mại

Pháp luật Việt nam đưa ra định nghĩa nhượng quyền thương mại trong Điều 284 Luật Thương mại như sau: “nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:

  1. Việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
  2. Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.” 
  1. Đặc điểm của hoạt động nhượng quyền thương mại

  1. Chủ thể

Điều kiện đặt ra với các chủ thể được xem xét trên cả hai bình diện:

  1. Điều kiện về thời gian thực hiện việc kinh doanh tối thiểu trên thực tế
  2. Điều kiện về tư cách pháp lý của các bên: Hoạt động này phải do các chủ thể có tư cách thương nhân thực hiện.
  1. Hình thức biểu hiện

Hoạt động nhượng quyền thương mại gồm rất nhiều loại, phân biệt với nhau dựa trên một số tiêu chí cụ thể sau: 

  • Theo tiêu chí cấp độ được được phân loại thành nhượng quyền sơ cấp và nhượng quyền thứ cấp.
  • Theo tiêu chí lãnh thổ, có thể có nhượng quyền nội địa và nhượng quyền quốc tế.
  1. Tính đồng bộ 

Khi thực hiện hoạt động nhượng quyền, các thương nhân muốn tìm đến với một phương thức kinh doanh vừa đạt được mục địch mở rộng, phát triển hệ thống phân phối hàng hóa, dịch vụ đồng thời nhân rộng mô hình kinh doanh, phát triển thương hiệu. Để thực hiện điều này thương nhân nhượng quyền chấp nhận để các thương nhân khác sử dụng “quyền thương mại” của mình theo hướng chuyển giao toàn bộ, bao gồm các yếu tố liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, các bí quyết, phương thức kinh doanh, cung cách phục vụ của nhân viên, cách thức tổ chức hoạt động kinh doanh… trong một thể thống nhất không thể tách rời. Mọi sự sáng tạo, phát triển đối với phương thức kinh doanh mà bên nhận quyền thực hiện không xuất phát từ ý chí của bên nhượng quyền hoặc không được sự cho phép của bên nhượng quyền đều có thể dẫn đến việc phá vỡ tính đồng bộ, thống nhất của cả hệ thống nhượng quyền. Từ đó, có thể thấy hệ quả và mục đích chính của hoạt động nhượng quyền là hướng tới sự đồng bộ và phát triển hệ thống nhượng quyền tới mức khách hàng không thể nhận ra các thương nhân trọng hệ thống nhượng quyền là các cơ sở kinh doanh độc lập mà chỉ nhận biết sự khác nhau của các hệ thống nhượng quyền thông qua sản phẩm mà họ cung ứng.

  1. Đối tượng chuyển giao

Đối tượng được các bên chuyển giao chính là “quyền thương mại”. Đó là một chỉnh thể thống nhất bao gồm nhiều yếu tố kết hợp liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt với tên thương mại hoặc nhãn hiện hàng hóa, dịch vụ thuộc sở hữu của thương nhân nhượng quyền.

 

“Công ty TNHH Tư vấn Doanh nghiệp và Đầu tư BCPACIFIC
Sẵn sàng đồng hành cùng doanh nghiệp để phòng ngừa các rủi ro pháp lý!”
Để được hỗ trợ và giải đáp các vướng mắc chi tiết, vui lòng liên hệ với chúng tôi:
  • Phone:09 0202 0990
  • Website:bcpacific.vn
  • Email:info@bcpacific.vn
TƯ VẤN PHÁP LUẬT