• Tổng đài 24/7 : 09 0202 0990
  • Hỗ trợ : info@bcpacific.vn
  • Trụ sở: số 6 phố Thâm Tâm, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội
en_US vi_VN ja_JP

feature_image

RÚT VỐN KHỎI CÔNG TY CỔ PHẦN

- Căn cứ pháp luật:

Luật Doanh nghiệp năm 2020;

- Nội dung trả lời

Cổ đông yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình:

  • Trong trường hợp cổ đông phản đối nghị quyết về việc tổ chức lại công ty hoặc thay đổi quyền, nghĩa vụ của cổ đông quy định tại Điều lệ công ty, cổ đông có quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình.

Hình thức thực hiện: Yêu cầu này phải được lập thành văn bản với các nội dung sau: tên, địa chỉ của cổ đông, số lượng cổ phần từng loại, giá dự định bán, lý do yêu cầu công ty mua lại.

Thời hạn:

Trong vòng 10 ngày kể từ ngày Đại hội đồng cổ đông thông qua nghị quyết thì cổ đông yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình phải gửi yêu cầu đến công ty.

Trong vòng 90 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu trên, công ty phải mua lại cổ phần của cổ đông có yêu cầu với giá thị trường hoặc giá được tính theo nguyên tắc được quy định trong điều lệ công ty. Trường hợp không thỏa thuận được về giá thì các bên có thể yêu cầu một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá. Công ty giới thiệu ít nhất 03 tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp để cổ đông lựa chọn và lựa chọn đó là quyết định cuối cùng.

  • Cổ đông chuyển nhượng cổ phần cho người khác:

Một cách khác để cổ đông rút vốn khỏi công ty cổ phần là chuyển nhượng cổ phần. Luật Doanh nghiệp cho phép cổ đông tự do chuyển nhượng cổ phần của mình, trừ các trường hợp sau:

  • Trong thời hạn 3 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có thể chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần cho người khác (không phải cổ đông sáng lập) nếu được Đại hội đồng cổ đông chấp thuận;
  • Trong trường hợp Điều lệ công ty có quy định về việc hạn chế chuyển nhượng và được nêu rõ trong cổ phiếu.

Hình thức thực hiện: Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần. Lưu ý là hợp đồng chuyển nhượng phải có đầy đủ chữ ký của bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng. Nếu các bên là pháp nhân thì do đại diện theo ủy quyền ký kết.

Một số lưu ý về hợp đồng chuyển nhượng cổ phần:

Tư cách pháp lý của các bên: Các bên (công ty cổ phần, bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng) phải có tư cách pháp lý hợp pháp và hoạt động hợp pháp. Để đảm bảo yếu tố này, đi kèm hợp đồng chuyển nhượng là các giấy tờ chứng minh sự thành lập hợp pháp và giấy ủy quyền để ký kết hợp đồng.

Các hợp đồng lớn của công ty cổ phần: Đây là một vấn đề này quan trọng vì bên nhận chuyển nhượng, khi mua lại cổ phần, thường quan tâm đến cổ tức, mà cổ tức chỉ được chi trả sau khi công ty đã thanh toán xong các khoản nợ đến hạn. Giả sử công ty cổ phần đó ký kết các hợp đồng có giá trị lớn với các bên thứ ba khác thì bên nhận chuyển nhượng nên lưu tâm đến các hợp đồng này vì chúng sẽ ảnh hưởng đến việc tìm kiếm lợi nhuận.

Bên cạnh đó, các vấn đề về thực hiện nghĩa vụ thuế, báo cáo tài chính và sự minh bạch tài chính, các tranh chấp với các bên thứ ba và danh mục tài sản đang được sử dụng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của công ty cổ phần cũng là vấn đề mà bên nhận chuyển nhượng cần quan tâm và đưa vào hợp đồng. Những vấn đề này có thế được sử dụng làm căn cứ đơn phương chấm dứt hợp đồng chuyển nhượng cổ phần nếu bên chuyển nhượng và phía công ty cổ phần có sự vi phạm.

“Công ty TNHH Tư vấn Doanh nghiệp và Đầu tư BCPACIFIC
Sẵn sàng đồng hành cùng doanh nghiệp để phòng ngừa các rủi ro pháp lý!”
Để được hỗ trợ và giải đáp các vướng mắc chi tiết, vui lòng liên hệ với chúng tôi:
  • Phone:09 0202 0990
  • Website:bcpacific.vn
  • Email:info@bcpacific.vn
TƯ VẤN PHÁP LUẬT