• Tổng đài 24/7 : 09 0202 0990
  • Hỗ trợ : info@bcpacific.vn
  • Trụ sở: số 6 phố Thâm Tâm, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội
en_US vi_VN ja_JP

feature_image

THỜI ĐIỂM CHUYỂN RỦI RO TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA

 

1. Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa

Hợp đồng mua bán hàng hóa có bản chất là hợp đồng mua bán tài sản theo quy định tại Bộ luật Dân sự

Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán. (Điều 430 BLDS 2015)

2. Thời điểm chuyển quyền sở hữu hàng hóa

Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc các bên có thỏa thuận khác, quyền sở hữu được chuyển từ bên bán sang bên mua kể từ thời điểm hàng hóa được chuyển giao

3. Thời điểm chuyển rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa trong hợp đồng mua bán hàng hóa

3.1. Trường hợp các bên có thỏa thuận địa điểm giao hàng nhất định

Trường hợp các bên có thỏa thuận địa điểm giao hàng nhất định thì trừ trường hợp có thỏa thuận khác, rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa được chuyển cho bên mua kể từ thời điểm bên mua hoặc người được bên mua ủy quyền nhận hàng tại địa điểm

Như vậy, trong trường hợp này, thời điểm chuyển rủi ro trùng với thời điểm bên bán giao hàng cho bên mua, và bên mua hoặc người đại diện của bên mua nhận hàng. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp thời điểm bên bán giao hàng và thời điểm bên mua nhận hàng là trùng nhau. Do vậy, cần căn cứ vào các thỏa thuận cụ thể của các bên trong hợp đồng về thời gian giao nhận hàng, để xác định rủi ro đã được chuyển giao hay chưa, chuyển giao vào thời điểm nào. Trong trường hợp chuyển rủi ro này, bên vi phạm nghĩa vụ giao – nhận hàng sẽ là bên phải gánh chịu rủi ro.

3.2. Trường hợp các bên không có thỏa thuận địa điểm giao hàng

Trường hợp các bên không có thỏa thuận địa điểm giao hàng thì trừ trường hợp có thỏa thuận khác, rủi ro về mất mát, hư hỏng hàng hóa được chuyển cho bên mua kể từ thời điểm hàng hóa được giao cho người vận chuyển đầu tiên

Khi trong hợp đồng có quy định về việc vận chuyển hàng hóa, thì từ hợp đồng mua bán hàng hóa sẽ phát sinh thêm một hợp đồng khác: hợp đồng vận chuyển. Tùy vào sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng, mà hợp đồng vận chuyển này có thể do bên bán hoặc bên mua kí kết. Dù cho bên nào thực hiện kí hợp đồng vận chuyển hàng hóa, và qua bao nhiêu người vận chuyển, thì rủi ro về mất mát và hư hỏng hàng hóa được chuyển cho bên mua khi hàng hóa đã được giao cho người vận chuyển đầu tiên.

3.3. Trường hợp chuyển rủi ro trong trường hợp giao hàng cho người nhận hàng để giao mà không phải là người vận chuyển

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu hàng hóa đang được người nhận hàng giao để nắm giữ mà không phải là người vận chuyển thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa được chuyển cho bên mua thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Khi bên mua nhận được chứng từ sở hữu hàng hóa;

+ Khi người nhận hàng để giao xác nhận quyền chiếm hữu hàng hóa của bên mua.

3.4. Trường hợp chuyển rủi ro trong trường hợp mua bán hàng hóa đang trên đường vận chuyển:

         + Trường hợp các bên có thỏa thuận thì thực hiện theo thỏa thuận

         + Trường hợp không thỏa thuận: rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa được chuyển cho bên mua kể từ thời điểm giao kết hợp đồng

Đây là trường hợp có thể xảy ra nhầm lẫn trong cách hiểu và áp dụng. “Hàng hóa đang trên đường vận chuyển” theo quy định của này là đối tượng của hợp đồng mà hai bên kí kết, thay vì có vị trí cố định, thì hàng hóa đó đang trên đường vận chuyển khi các bên tiến hành giao kết hợp đồng. Chứ không phải là trường hợp hàng hóa đã trở thành đối tượng trong hợp đồng giao kết và đang trong thời gian vận chuyển từ bên bán qua cho bên mua. Rủi ro được chuyển qua cho bên mua trong trường hợp này là ngay khi các bên tiến hành giao kết hợp đồng

3.5. Các trường hợp khác:

         Trường hợp có thỏa thuận thì thực hiện theo thỏa thuận

         Trường hợp không có thỏa thuận:

+ Rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa được chuyển cho bên mua, kể từ thời điểm hàng hóa thuộc quyền định đoạt của bên mua và bên mua vi phạm hợp đồng do không nhận hàng;

+ Rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa không được chuyển cho bên mua, nếu hàng hóa không được xác định rõ ràng bằng ký mã hiệu, chứng từ vận tải, không được thông báo cho bên mua hoặc không được xác định bằng bất kỳ cách thức nào khác.

“Công ty TNHH Tư vấn Doanh nghiệp và Đầu tư BCPACIFIC
Sẵn sàng đồng hành cùng doanh nghiệp để phòng ngừa các rủi ro pháp lý!”
Để được hỗ trợ và giải đáp các vướng mắc chi tiết, vui lòng liên hệ với chúng tôi:
  • Phone:09 0202 0990
  • Website:bcpacific.vn
  • Email:info@bcpacific.vn
TƯ VẤN PHÁP LUẬT