THỜI HẠN GÓP VỐN KHI TĂNG VỐN ĐIỀU LỆ BAO LÂU ?
- Căn cứ pháp luật
- Nội dung trả lời
- Pháp luật doanh nghiệp chỉ quy định khi góp vốn điều lệ thành lập doanh nghiệp có quy định về thời hạn góp vốn là 90 ngày tính từ ngày có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (khoản 2, điều 48 luật doanh nghiệp). Theo đó, thời hạn góp vốn khi tăng vốn điều lệ sau khi góp vốn khi đã hoạt động một thời gian lại không có văn bản pháp luật nào quy định. Thực tế, thời hạn góp vốn có thể xác định theo điều lệ, hợp đồng góp vốn do các bên thỏa thuận, cam kết thực hiện.
- Theo như quy định về thời hạn góp vốn khi tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp thì không quy định rõ về khoảng thời gian thực tế doanh nghiệp phải hoàn tất xong việc góp vốn từ các thành viên. Tuy nhiên trên thực tế sau khi thỏa thuận về thời hạn góp vốn điệu lệ, cần thực hiện việc thông báo lên phòng đăng ký kinh doanh.
- Sau đó, nếu các bên không thực hiện được các nội dung thỏa thuận trong hợp đồng góp vốn để tăng vốn điều lệ thì phải chịu trách nhiệm pháp lý theo hợp đồng (bồi thường thiệt hại, phạt vi phạm, …).
- Ngoài ra, pháp luật có quy định về xử phạt vi phạm hành chính với một số hành vi có liên quan. Cụ thể, theo Nghị định số 50/2016/NĐ-CP của Chính phủ thì:
+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với hành vi không đăng ký thay đổi với cơ quan đăng ký kinh doanh khi không góp đủ vốn Điều lệ như đã đăng ký, buộc đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ;
+ Phạt tiền từ 10 000 000 đồng đến 15 000 000 đồng với hành vi kê khai không trung thực, không chính xác hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, buộc thay đổi và thông báo lại thông tin của doanh nghiệp cho phòng dang ký kinh doanh…