THỦ TỤC THÀNH LẬP ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH
- Căn cứ pháp luật
- Nội dung trả lời
Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh được tiến hành theo các bước sau
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh
Thành phần hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh gồm:
- Thông báo lập địa điểm kinh doanh;
- Giấy giới thiệu hoặc giấy uỷ quyền cho người nộp hồ sơ;
- Chứng minh thư hoặc hộ chiếu công chứng của người nộp hồ sơ.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại sở kế hoạch đầu tư nơi doanh nghiệp thành lập địa điểm kinh doanh
Sau khi nhận được hồ sơ có đầy đủ chữ ký người đăng ký sẽ tiến hành nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp thành lập địa điểm kinh doanh.
Kết quả nhận được khi thực hiện thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh:
- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của địa điểm kinh doanh.
- Hồ sơ nội bộ để lưu tại văn phòng
Lưu ý:
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh thành phố nơi địa điểm thành lập.
- Tên địa điểm kinh doanh phải phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “ “Địa điểm kinh doanh” đối với địa điểm kinh doanh.
Thủ tục cần làm sau khi thành lập địa điểm kinh doanh
- Kê khai và nộp thuế môn bài: trong năm 2021 doanh nghiệp thành lập địa điểm kinh doanh được miễn thuế môn bài nhưng vẫn phải kê khai thuế môn bài sau khi thành lập. Các năm sau doanh nghiệp đóng thuế môn bài là 1.000.000 đồng/năm.
- Treo biển tại địa điểm kinh doanh.