• Tổng đài 24/7 : 09 0202 0990
  • Hỗ trợ : info@bcpacific.vn
  • Trụ sở: số 6 phố Thâm Tâm, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội
en_US vi_VN ja_JP

feature_image

THỦ TỤC TƯ PHÁP GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP MÔI TRƯỜNG

Có rất nhiều ý kiến cho rằng: Theo thủ tục tư pháp thì vụ án có thể bị kéo dài, các biện pháp khôi phục chất lượng môi trường bị xâm hại khó có điều kiện được thực hiện ngay...

Mặc dù, thủ tục hành chính được áp dụng khá phổ biến trong giải quyết tranh chấp môi trường nhưng đỉều đó không có nghĩa thủ tục tư pháp không được coi trọng. Xuất phát từ chế độ sở hữu toàn dân đối vói các nguồn tài nguyên thiên nhiên (đồng thời là các yếu tố môi trường) nên quan hệ giữa Nhà nước với tổ chức, cá nhân thực chất là quan hệ giữa đại diện sở hữu chủ với người khai thác, tác động đến các đối tượng thuộc sở hữu chung. Khi các thành phần môi trường bị xâm hại thì Nhà nước sẽ chỉ đóng vai trò là người đại diện cho lợi ích công đòi khôi phục lại chất lượng môi trường đã bị xâm hại mà thôi. Trong trường hợp này, mối quan hệ giữa Nhà nước vói bên gây hại cho môi trường chỉ đơn thuần là quan hệ giữa hai bên đương sự, trong đó Nhà nước là đại diện cho bên bị hại. Còn khi hai bên không tìm được tiếng nói chung, toà án sẽ là cơ quan có thẩm quyền phấn quyết. Sự hình thành và phát triển mạnh hệ thống toà án môi trường tại một số nước là một minh chứng về nhu cầu của xã hội muốn giải quyết các tranh chấp môi trường theo thủ tục tư pháp.

Tại Việt Nam, theo quy định của pháp luật hiện hành, thẩm quyền giải quyết dạng tranh chấp phổ biến nhất trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được xác định theo pháp luật tố tụng dân sự. Theo đó, thẩm quyền giải quyết tranh chấp được xác định theo đối tượng tranh chấp sẽ là: Toà án nhân dân cấp tỉnh xét xử sơ thẩm các vụ án có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho toà án nước ngoài. Toà án nhân dân huyện xét xử sơ thẩm những trường hợp còn lại. Còn xét theo phạm vi lãnh thổ thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp sẽ thuộc toà án nơi địa phương bị đơn cư trú, làm việc (nếu bị đơn là cá nhân) hoặc nơi bị đơn có trụ sở (nếu bị đơn là tổ chức). Các đương sự cũng có thể thoả thuận toà án nơi cư trú của nguyên đơn để giải quyết. Nếu vụ án về ttanh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu toà án nơi địa phương mà mình cư trú, làm việc hoặc nơi xảy ra việc gây thiệt hại giải quyết.

“Công ty TNHH Tư vấn Doanh nghiệp và Đầu tư BCPACIFIC
Sẵn sàng đồng hành cùng doanh nghiệp để phòng ngừa các rủi ro pháp lý!”
Để được hỗ trợ và giải đáp các vướng mắc chi tiết, vui lòng liên hệ với chúng tôi:
  • Phone:09 0202 0990
  • Website:bcpacific.vn
  • Email:info@bcpacific.vn
TƯ VẤN PHÁP LUẬT