1. Chia thừa kế đất đai theo di chúc hoặc theo pháp luật?
Các quy định liên quan đến chia thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật đều được quy định một cách đầy đủ và cụ thể tại Phần thứ tư BLDS 2015. Để tìm hiểu rõ hơn, các bạn có thể đọc về chia thừa kế theo pháp luật và chia thừa kế theo di chúc trong hai bài viết dưới đây
Tình huống thực tế
Ông bà nội có 7 người con 3 trai và 4 gái. Nhưng hiện nay chỉ còn lại 1 người con trai và 4 người con gái. Ông bà nội là người đứng tên sổ đỏ nhưng do ông đã mất 10 năm trước và không để lại di chúc phân chia tài sản cho ai.
Nay gia đình xảy ra tranh chấp, dâu cả (vợ của người con trai cả đã) mất nay đồng ý để bà nội sang tên sổ đỏ cho người con trai duy nhất còn sống theo như ý kiến của các anh chị em khác nhưng lại có thêm điều kiện phải ghi trong giấy tờ là nhà không được bán phải giữ mãi mãi để làm từ đường, nhưng gia đình không ai đồng ý với ý kiến đó của dâu cả.
Hỏi: Có phải dâu cả bây giờ chỉ là quyền thừa kế thứ 2 sau con ruột? Và nếu ra pháp luật chỉ một người con dâu không đồng ý bán nhà để chia tài sản còn lại 6 người con và bà nội đồng ý bán thì pháp luật sẽ giải quyết ra sao? Dâu cả có quyền tham gia ký giấy tờ sang tên không hay chỉ có cháu trai trưởng là con trai của con trai cả mới được ký?
Trả lời
Ông bà nội là người đứng tên trên sổ đỏ. Do đó theo quy định của pháp luật thì đây là tài sản chung của cả ông nội và bà nội. Do đó ông bà đều có một nửa (1/2) quyền sở hữu đối với căn nhà của hai người.
Ông bà có 7 người con và hiện nay chỉ còn sống 5 người. Và ông đã mất từ 10 năm trước mà không để lại di chúc phân chia tài sản cho ai. Theo quy định của pháp luật hiện nay thì di sản mà ông nội để lại chỉ là quyền sở hữu đối với ½ căn nhà còn quyền sở hữu ½ căn nhà là của bà.
Căn cứ vào Điểm a Khoản 1 điều 651 BLDS 2015 những người sau đây có quyền thừa kế tài sản : “Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết”. Như vậy những người con của ông và bà có quyền thừa kế tài sản mà ông để lại, dâu cả không có quyền thừa kế.
Tình huống không nói đến con trai cả chết trước, chết cùng thời điểm hay chết sau ông. Do đó nếu con trai cả chết sau ông thì cũng có 1 phần tài sản thừa kế đối với di sản mà ông để lại. Khi con trai cả chết đi thì 1 phần thừa kế này sẽ được chia đều cho dâu cả và 2 người cháu trai (vì con trai cả cũng không để lại di chúc). Do đó dâu cả cũng có quyền tham gia vào việc ký giấy tờ sang tên. Nếu dâu cả không đồng ý thì có quyền yêu cầu tòa án chia di sản thừa kế của ông. Con trai cả chỉ được hưởng 1 phần di sản trong tổng số quyền sở hữu ½ căn nhà của ông do đó tòa án có thể quy phần di sản đó thành tiền và người con trai duy nhất còn sống có thể trả cho dâu cả số tiền đó. Như vậy dâu cả không còn quyền sở hữu đối với căn nhà nữa.
Nếu con trai cả chết trước hoặc cùng thời điểm với ông nội. Căn cứ vào điều 652 BLDS 2015 thì “Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống ".
Như vậy trong trường hợp này chỉ 2 người cháu trai được hưởng di sản thừa kế, dâu cả không có quyền sở hữu với căn nhà và việc thừa kế chỉ cần có sự đồng ý của 2 người cháu trai là được. Tuy vậy pháp luật cũng quy định của pháp luật thì những giao dịch dân sự của người dưới 15 tuổi phải có sự đồng ý của người giám hộ. Nếu 2 người cháu dưới 15 tuổi thì mặc dù dâu cả không có quyền sở hữu tài sản nhưng việc 2 người cháu đồng ý sang tên cho người con trai duy nhất còn sống căn nhà (tức là lập một hợp đồng tặng cho) thì phải có sự đồng ý của người giám hộ tức là dâu cả. Do đó có thể có hai cách giải quyết là yêu cầu tòa án chia di sản thừa kế hoặc đợi đến khi 2 người cháu trai đủ 15 tuổi trở lên.
3. Chia thừa kế đất đai khi chủ sở hữu không để lại di chúc?
Tình huống thực tế
Ông A có 1 thửa đất với diện tích là 1000m2. Năm 2009 ông nhưng không để lại di chúc và hiện vẫn còn độc thân chưa có vợ con. Vậy theo luật thừa kế thì tài sản của ông A sẽ được chia như thế nào?
Trả lời
Căn cứ vào Điều 651 BLDS 2015 quy định về những người thừa kế theo pháp luật, ông A trước khi chết không để lại di chúc thì việc chia thừa kế sẽ theo quy định của thừa kế theo pháp luật. Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.
Như vậy, pháp luật quy định trong trường hợp mà người chết còn vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi thì những người thừa kế này được hưởng phần di sản bằng nhau. Nếu người chết không còn ai hoặc hoặc còn nhưng không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, bị truất quyền hưởng di sản trong những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất thì những người ở hàng thừa kế tiếp theo sẽ được hưởng thừa kế. Ở đây, ông A là người chưa có gia đình do vậy sẽ không có vợ, con. Vậy, nếu ông A còn cha đẻ, mẹ đẻ,cha nuôi mẹ nuôi thì cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau do ông A để lại. Trường hợp mà ông A không còn cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi hoặc còn nhưng từ chối nhận di sản, không có quyền hưởng di sản thì những người trong hàng thừa kế thứ hai tức là ông bà nội ngoại, anh chị em ruột sẽ được hưởng phần di sản. Nếu ông A không còn ai thuộc hàng thừa kế thứ 2 thì những người trong hàng thừa kế thứ 3 sẽ được hưởng di sản.
4. Giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất khi nhận thừa kế không có di chúc?
Tình huống thực tế
Hai ông bà có chung 1 mảnh đất 180m2 và 5 người con. Năm 1986 ông mất, không để lại di chúc, 3 người con đi làm xa (trừ con cả và con út) từ chối nhận di sản và trao lại phần của mình cho bà mẹ. Năm 1993, bà viết di chúc, để lại toàn bộ phần đất của mình cho con út. Đến năm 2002, bà chia đất cho con cả và con út mỗi người 45m2.
Hỏi: Khi bà mất con trai út sẽ được hưởng tất cả bao nhiêu m2 đất?
Trả lời
Theo quy định tại Điều 650 Bộ luật dân sự 2015 về những người thừa kế theo pháp luật: trong trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực pháp luật.
Ông đã mất vào năm 1986 và không có di chúc, như vậy, phần 90m2 đất của ông được chia cho 6 người, mỗi người 1 phần 15m2. Tuy nhiên, 3 người con đi làm xa đã từ chối nhận di sản và trao lại 45m2 này cho mẹ định đoạt. Vì vậy, bà có tổng cộng 90 + 15 + 45 = 150m2 đất, con cả và con út mỗi người được 15m2 đất. Vào năm 1993, bà viết di chúc định đoạt toàn bộ diện tích bà có cho con út được hưởng thừa kế, năm 2002, bà chia cho con cả cà con út mỗi người 45m2, vì vậy, tổng cộng bà còn 60m2. Vì vậy, nếu bà mất, thì phần 60m2 trên vẫn được định đoạt theo di chúc, được quy định tại Khoản 3 Điều 667 nêu trên. Vì vậy, con út lúc này có thể sử dụng di chúc để thực hiện thủ tục chuyển nhượng, sang tên quyền sử dụng đất, và tổng cộng con út có 120m2 đất.