• Tổng đài 24/7 : 09 0202 0990
  • Hỗ trợ : info@bcpacific.vn
  • Trụ sở: số 6 phố Thâm Tâm, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội
en_US vi_VN ja_JP

feature_image

TIỀN LƯƠNG MÀ DOANH NGHIỆP CẦN THỰC HIỆN KHI MỚI THÀNH LẬP

A. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày bắt đầu hoạt động:

 

1. Khai trình sử dụng lao động lần đầu:

  • Doanh nghiệp khai trình việc sử dụng lao động với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (trong Trường hợp doanh nghiệp thuộc khu công nghiệp) nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện... Lưu ý: số lượng người lao động khai trình không bao gồm những người đang thử việc.

 

2. Thông báo về số lao động làm việc tại doanh nghiệp

  • Kể từ ngày thành lập, trong thời hạn 30 ngày, doanh nghiệp có trách nhiệm gửi Thông báo đầu về số lao động đang làm việc tại đơn vị về Trung tâm dịch vụ việc làm nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.

 

3. Lập sổ quản lý lao động

  • Doanh nghiệp phải lập Sổ quản lý lao động nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện. Doanh nghiệp có trách nhiệm ghi chép, nhập đầy đủ thông tin về người lao động khi hợp đồng lao động có hiệu lực và cập nhật thông tin khi có sự thay đổi vào Sổ quản lý lao động.

 

B. Công việc doanh nghiệp mới hoạt động phải thực hiện:

 

1. Xây dựng thang lương, bảng lương:

Doanh nghiệp nhất thiết phải xây dựng Thang lương, Bảng lương của mình. Đây là cơ sở để thực hiện tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động

 

2. Xây dựng và thông báo Thỏa ước lao động của doanh nghiệp:

Có thể hiểu rằng, thỏa ước lao động tập thể là văn bản thỏa thuận giữa tập thể người lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện lao động mà đôi bên đã đạt được thông qua thương lượng tập thể. Mặt khác, thỏa ước chỉ được ký kết khi các bên đã đạt được thỏa thuận tại phiên họp thương lượng tập thể

 

3. Nội quy lao động (bằng văn bản)

Đối với doanh nghiệp sử dụng từ 10 lao động trở lên thì phải có Nội quy lao động bằng văn bản. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ban hành Nội quy thì Doanh nghiệp phải nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký Nội quy lao động với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi mà doanh nghiệp đặt trụ sở.

 

4. Thành lập công đoàn cơ sở (nếu có):

Khi có ý nguyện thành lập Công đoàn tại doanh nghiệp, người lao động trước tiên phải tổ chức Ban vận động thành lập Công đoàn tại doanh nghiệp và liên hệ Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở nơi gần nhất hướng dẫn, giúp đỡ, hỗ trợ việc thành lập Công đoàn.

 

5. Khai báo sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiệp ngặt về an toàn lao động (nếu có):

Doanh nghiệp phải lựa chọn tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động để kiểm định lần đầu trước khi đưa vào sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.

 

C. Bắt đầu sử dụng lao động:

 

1. Trước hết, doanh nghiệp phải giao kế hợp đồng lao động bằng văn bản với từng người lao động làm việc cho mình ( mỗi bên 01 bản) trừ những công việc có thời hạn dưới 03 tháng thì các bên có thể giao kết HĐLĐ bằng lời nói.

 

2. Tiếp theo, doanh nghiệp cần thực hiện khấu trừ thuế trước khi chi trả thu nhập cho người lao động thuộc đối tượng chịu thuế thu nhập cá nhân nếu đến mức phải nộp thuế. Đối với những lao động chưa được cấp mã số thuế, doanh nghiệp theo ủy quyền làm thủ tục đăng ký mã số thuế cho họ.

 

3. Pháp luật quy định cụ thể những đối tượng người lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN. Theo đó, khi ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hơp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả người dưới 15 tuổi là đối tượng bắt buộc tham gia BHXH, BHYT, BHTN. Sau khi đăng ký tham gia các loại bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cho người lao động thì doanh nghiệp có trách nhiệm trích nộp tiền BHXH, BHYT, BHTN để đóng hàng tháng cho Cơ quan bảo hiểm.

 

4. Hàng tháng, khi doanh nghiệp đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động thì đồng thời cũng phải đóng kinh phí Công đoàn không phân biệt là doanh nghiệp đã có hay chưa có tổ chức Công đoàn. Mức đóng kinh phí Công đoàn là 2% của quỹ tiền lương làm căn cứ đóng Bảo hiểm xã hội cho người lao động. Quỹ tiền lương này là bằng tổng mức tiền lương tính đóng Bảo hiểm xã hội của những người lao động thuộc đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc.

“Công ty TNHH Tư vấn Doanh nghiệp và Đầu tư BCPACIFIC
Sẵn sàng đồng hành cùng doanh nghiệp để phòng ngừa các rủi ro pháp lý!”
Để được hỗ trợ và giải đáp các vướng mắc chi tiết, vui lòng liên hệ với chúng tôi:
  • Phone:09 0202 0990
  • Website:bcpacific.vn
  • Email:info@bcpacific.vn
TƯ VẤN PHÁP LUẬT