• Tổng đài 24/7 : 09 0202 0990
  • Hỗ trợ : info@bcpacific.vn
  • Trụ sở: số 6 phố Thâm Tâm, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội
en_US vi_VN ja_JP

feature_image

TRANH TỤNG DÂN SỰ

1. Khái niệm tranh tụng trong tố tụng dân sự

Tranh tụng trong tố tụng dân sự là một loại tranh tụng trong tố tụng, bao hàm cả hoạt động tranh tụng trước khi mở phiên tòa, tranh luận tại phiên tòa và tranh trụng sau khi có quyết định giải quyết vụ án dân sự. 

Theo nghĩa rộng, tranh tụng là một quá trình được bắt đầu từ khi có yêu cầu khởi kiện, khởi tố và kết thúc khi bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Quá trình tranh tụng này không chỉ bao gồm các giai đoạn khởi kiện, khởi tố, thu thập chứng cứ, đối chất giữa các bên đương sự, xét xử sơ thẩm, phúc thẩm mà cả giai đoạn xét xử theo trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm. Thậm chí quá trình tranh tụng có thể được tiến hành lại từ giai đoạn xét xử sơ thẩm, phúc thẩm trong trường hợp khi bản án, quyết định về vụ kiện bị Tòa án cấp trên huỷ để tiến hành xét xử lại.

Theo nghĩa hẹp, quá trình tranh tụng được tiến hành tại các phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm khi có sự tham gia tranh luận của các bên đương sự.

 

2. Nội dung nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng dân sự

Thứ nhất, các đương sự phải có quyền biết và trình bày ý kiến về những vấn đề mà người khác có yêu cầu đối với mình về quyền và nghĩa vụ dân sự. Bản thân đương sự chính là những người biết rõ nhất về nguyên nhân cũng như tình tiết vụ án liên quan đến họ vì lẽ đó đương sự có quyền và nghĩa vụ cung cấp, thu thập chứng cứ để làm sáng tỏ vụ án.

Thứ hai, các chủ thể tham gia tố tụng dân sự đều có quyền bình đẳng trước Tòa án trong việc thực hiện quyền tranh tụng. Bản chất của tố tụng dân sự là quá trình tranh tụng giữa các chủ thể tham gia tố tụng trên cơ sở các quy định của pháp luật để nhằm xác định sự thật khách quan của vụ án và chỉ đạt được mục đích khi các chủ thể tham gia tranh tụng được bình đẳng với nhau trước tòa án.

Thứ ba, Tòa án bảo đảm cho các đương sự thực hiện quyền tranh tụng trong tố tụng dân sự một cách bình đẳng, công khai và đúng pháp luật, bản án, quyết định của Tòa án phải căn cứ vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa. Để đương sự có thể thực hiện đầy đủ quyền của mình thì Tòa án phải là cơ quan đảm bảo cho đương sự và những người tham gia tố tụng khác hiểu biết và đủ điều kiện cơ bản để thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong đó đặc biệt là quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ, chứng minh cho yêu cầu của họ theo quy định của pháp luật.

 

3. Thời điểm tranh tụng

Tranh tụng trong tố tụng dân sự là một quá trình bắt đầu từ khi nguyên đơn có yêu cầu khởi kiện và kết thúc khi có bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Quá trình này không chỉ bao gồm các giai đoạn khởi kiện, chuẩn bị xét xử, thu thập, trao đổi chứng cứ, tài liệu, quan điểm về việc giải quyết vụ án, đối chất, hòa giải giữa các bên, xét xử sơ thẩm, phúc thẩm mà cả khi vụ án được xem xét lại theo trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm. Trong đó, các giai đoạn rõ nét, tập trung nhất là chuẩn bị xét xử, xét xử sơ thẩm, phúc thẩm. 

Nếu quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm hủy một phần hoặc toàn bộ bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại thì lại bắt đầu một quá trình tranh tụng mới.

 

4. Chủ thể tranh tụng trong tố tụng dân sự

Chủ thể tranh tụng trong tố tụng dân sự bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Tùy từng vụ án dân sự cụ thể mà người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan được coi là đương sự thuộc bên khởi kiện hoặc bên bị kiện. 

Bên khởi kiện và bên bị kiện bình đẳng trước Tòa án trong việc đưa ra chứng cứ và thể hiện sự đánh giá của mình về các chứng cứ trong vụ án cũng như quan điểm giải quyết vụ án. 

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là người được đương sự nhờ và được Tòa án chấp nhận tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Theo quy định tại khoản 2 Điều 63 BLTTDS, thì những người sau đây được Tòa án chấp nhận làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự: 

  • Luật sư tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật về luật sư.
  • Trợ giúp viên pháp lý hoặc người tham gia trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý.
  • Công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, chưa bị kết án hoặc bị kết án nhưng đã được xóa án tích, không thuộc trường hợp đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục; không phải là cán bộ, công chức trong các ngành Tòa án, Kiểm sát và công chức, sĩ quan, hạ sĩ quan trong ngành Công an. 

 

5. Vai trò của Tòa án và Viện kiểm sát trong hoạt động tố tụng

  • Viện kiểm sát là chủ thể thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp, không phải là chủ thể tranh tụng trong tố tụng dân sự:
  • Thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp, tham gia phiên tòa sơ thẩm đối với những vụ án do Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ hoặc đối tượng tranh chấp là tài sản công, lợi ích công cộng, quyền sử dụng đất, nhà ở hoặc có một bên đương sự là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất, tâm thần. 
  • Kiểm sát việc tuân theo pháp luật tố tụng của trong quá trình giải quyết vụ án của Tòa án, các bên đương sự và những người tham gia tố tụng khác. 
  • Tòa án là trọng tài và có quyền áp dụng những quy định của pháp luật để phân xử tranh chấp giữa các bên đương sự trong vụ án dân sự. Nhiệm vụ của Tòa án bao gồm:
  • Tiếp nhận chứng cứ của vụ án do các bên đương sự cung cấp và hỗ trợ đương sự thu thập chứng cứ để giải quyết đúng đắn vụ án dân sự, điều khiển phiên tòa. 
  • Thể hiện quyết định về từng vấn đề phải giải quyết trong phần Quyết định của bản án và công bố công khai tại phiên tòa trên cơ sở việc xem xét, đánh giá chứng cứ.

 

6. Một số nội dung trong hoạt động tranh tụng

Thứ nhất, cung cấp chứng cứ và yêu cầu Tòa án thu thập chứng cứ mới bằng cách: chủ động cung cấp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; đề nghị Tòa án xác minh, thu thập tài liệu chứng cứ của vụ án mà tự mình không thể thu thập được , triệu tập người làm chứng, trưng cầu giám định, định giá, thẩm định giá.

Thứ hai, đánh giá chứng cứ và thể hiện quan điểm về việc giải quyết vụ án dân sự tại phiên hòa giải do Tòa án thực hiện trước khi mở phiên tòa xét xử.

Thứ ba, thực hiện việc xét hỏi tại phiên tòa. Xét hỏi tại phiên tòa là cuộc điều tra chính thức, công khai tại phiên tòa để xác định sự thật khách quan của vụ án. Vì vậy, các bên tham gia tố tụng đều có quyền điều tra dưới sự điều khiển của chủ tọa phiên tòa, xem xét chứng cứ, tài liệu và kết thúc khi Tòa án thấy rằng các tình tiết liên quan đến việc giải quyết vụ án đã được làm rõ.

Thứ tư, phát biểu ý kiến về đánh giá chứng cứ. Qua việc điều tra chính thức, công khai tại phiên tòa, mỗi bên tham gia tố tụng đều có cách nhìn nhận, đánh giá của mình về kết quả chứng minh. Để thực hiện chức năng tố tụng, nhiệm vụ tố tụng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, các bên tham gia tố tụng phải công khai đưa ra ý kiến đánh giá của mình về sự thật khách quan của vụ án để giúp cho Tòa án cân nhắc khi ra phán quyết. Các đánh giá khác nhau, phản biện nhau của các bên tham gia tố tụng tại phiên tòa sẽ giúp cho Tòa án khách quan hơn, toàn diện hơn, thận trọng hơn khi đánh giá để ra phán quyết.

Thứ năm, phát biểu ý kiến về pháp luật áp dụng. Thực tiễn, do nhiều lý do khác nhau như quy định của pháp luật chưa rõ ràng, thiếu cụ thể, trình độ nhận thức pháp luật chưa tốt mà pháp luật được nhận thức rất khác nhau trong hoạt động tố tụng. Vì vậy, nội dung của tranh tụng trong giai đoạn tranh luận tại phiên tòa bao gồm việc các bên tham gia tố tụng đề nghị áp dụng luật để bảo vệ quan điểm của mình trong giải quyết vụ án theo chức năng, nhiệm vụ được giao.  

Thứ sáu, đề nghị biện pháp giải quyết vụ án liên quan đến quyền và lợi ích liên quan. Tùy theo tư cách tố tụng của mình mà phạm vi xét hỏi, tranh luận, đề xuất ý kiến của mỗi người tham gia tố tụng cũng có khác nhau như nguyên đơn dân sự đòi hỏi việc bồi thường, bị đơn dân sự bác bỏ hoặc giảm mức bồi thường,... 

 

7. Dịch vụ luật sư đại diện giải quyết trọn gói

BC Pacific tự hào với đội ngũ luật sư dày dặn kinh nghiệm, nghiệp vụ, đã và đang thực hiện nhiều vụ án tranh tụng dân sự tại tòa án các cấp cùng với sự tận tâm, chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm của mình, luật sư của chúng tôi đã bảo vệ thành công quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng trong các tranh chấp dân sự khác nhau. 

Nội dung công việc của luật sư khi thực hiện dịch vụ:

  • Nghiên cứu các quy định của pháp luật và tài liệu có liên quan tới vụ việc mà mình đại diện;
  • Phân tích yêu cầu của khách hàng, đồng thời căn cứ vào tính hợp pháp, hợp lý của yêu cầu đó đưa ra tư vấn;
  • Thu thập chứng cứ và thông tin có liên quan đến vụ việc;
  • Lập phương án để thực hiện và thống nhất với khách hàng;
  • Tiến hành xác lập, thực hiện giao dịch được ủy quyền, thường xuyên thông báo diễn tiến và đề xuất các ý kiến mới.
  • Đại diện/bảo vệ quyền lợi của khách hàng trước tòa: tham gia phiên tòa; trình bày ý kiến, tranh tụng tại phiên tòa để bảo vệ quyền lợi cho khách hàng: 
  • Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
  • Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án.
“Công ty TNHH Tư vấn Doanh nghiệp và Đầu tư BCPACIFIC
Sẵn sàng đồng hành cùng doanh nghiệp để phòng ngừa các rủi ro pháp lý!”
Để được hỗ trợ và giải đáp các vướng mắc chi tiết, vui lòng liên hệ với chúng tôi:
  • Phone:09 0202 0990
  • Website:bcpacific.vn
  • Email:info@bcpacific.vn
TƯ VẤN PHÁP LUẬT