• Tổng đài 24/7 : 09 0202 0990
  • Hỗ trợ : info@bcpacific.vn
  • Trụ sở: số 6 phố Thâm Tâm, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội
en_US vi_VN ja_JP

feature_image

TRANH TỤNG THỎA THUẬN VÀ HỢP ĐỒNG

Căn cứ pháp lý: Bộ luật Dân sự (BLDS) 2015, Bộ luật Tố tụng Dân sự (BLTTDS) 2015

1. Phân biệt thỏa thuận và hợp đồng

- Điểm giống: Hợp đồng thỏa thuận và Biên bản thỏa thuận đều hình thành từ sự thỏa thuận, thống nhất ý chí của các bên. Biên bản thỏa thuận có giá trị pháp lý như Hợp đồng thỏa thuận và đều có giá trị chứng cứ khi các bên có tranh chấp khởi kiện ra Tòa án. 

- Điểm khác:

 

 

Hợp đồng thỏa thuận

Biên  bản thỏa thuận

Khái niệm

Là sự bàn bạc, thống nhất ý chí trên cơ sở tự nguyện về việc xác nhận, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia thỏa thuận. 

Là văn bản thỏa thuận về một vấn đề nào đó giữa các bên. Được thực hiện để bày tỏ nguyện vọng ý chí của một bên thể hiện dưới dạng bản thỏa thuận và các bên còn lại trong quan hệ liên quan đều đồng ý và phải thực hiện theo những điều đã thể hiện trong biên bản thỏa thuận. 

Hình thức

Bằng miệng, văn bản

Bằng văn bản

Nội dung

Tổng hợp các điều khoản mà các bên tham gia thỏa thuận với nhau nhằm xác định quyền, nghĩa vụ dân sự nhất định như chủ thể hợp đồng, đối tượng, phương thức thực hiện, quyền và nghĩa vụ của các bên, trách nhiệm, phạt vi phạm, điều khoản về giải quyết tranh chấp,...

Do hai bên cùng tiến hành trao đổi, đề bạt và đưa ra các điều khoản rồi cùng tiến hành ký kết, tuân thủ theo, thực hiện theo những gì các bên đã cam kết trong biên bản thỏa thuận

Trình tự, thủ tục

- Bước 1: Đề nghị giao kết Hợp đồng thỏa thuận

- Bước 2: Thay đổi, hủy bỏ, chấm dứt đề nghị giao kết Hợp đồng thỏa thuận

- Bước 3: Chấp nhận đề nghị giao kết Hợp đồng thỏa thuận

Được xác lập khi các bên thống nhất ý kiến, xác lập mối quan hệ pháp lý. Các bên tham gia sẽ chủ động gặp mặt nhau và tiến hành thỏa thuận xác lập, xây dựng biên bản thỏa thuận cùng giải quyết vấn đề.   

 

Hậu quả pháp lý

Phải có hậu quả pháp lý làm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự

Do biên bản thỏa thuận có thể thể hiện ý chí của một bên hoặc sự thống nhất của các bên nhưng không có hậu quả pháp lý xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự

Ví dụ 

Bên A bán nhà cho bên B với hợp đồng kèm theo. Nếu như bên B không thức thanh toán đúng thời gian quy định trong hợp đồng thì bên A có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng và yêu cầu bên B bồi thường những thiệt hại phát sinh. Trong trường hợp xấu nhất, bên A có thể kiện bên B ra cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 

Bên A và bên B cùng xác lập một thỏa thuận hôn nhân và cam kết thực hiện nó, Thỏa thuận này và các cam kết trong thỏa thuận không được trái pháp luật. Hình thức hôn nhân duy nhất được pháp luật bảo hộ là "Giấy chứng nhận kết hôn".

 

2. Điều kiện có hiệu lực và các trường hợp vô hiệu của hợp đồng hoặc thỏa thuận

2.1. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng hoặc thỏa thuận

  • Chủ thể giao kết hợp đồng hoặc thỏa thuận phải hợp pháp, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự
  • Chủ thể giao kết hợp đồng hoặc thỏa thuận phải hoàn toàn tự nguyện
  • Nội dung của hợp đồng hoặc thỏa thuận không được vi phạm điều cấm của pháp luật và không được trái đạo đức xã hội.
  • Đối tượng của hợp đồng hoặc thỏa thuận không thuộc các đối tượng cấm theo pháp luật.
  • Hình thức phải tuân theo những thể thức nhất định phù hợp với những quy định của pháp luật đối với từng lĩnh vực.

2.2. Trường hợp vô hiệu của hợp đồng hoặc thỏa thuận

Hợp đồng hoặc thỏa thuận vô hiệu khi không đáp ứng được một trong các điều kiện có hiệu lực nêu tại phần 2.1. Pháp luật hiện hành cũng quy định những trường hợp vô hiệu của hợp đồng hoặc thỏa thuận, bao gồm nhưng không hạn chế:

- Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo (Điều 129 BLDS 2015).

- Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự,  người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện (Điều 130 BLDS 2015).

- Giao dịch dân sự do bị nhầm lẫn (Điều 131 BLDS 2015).

- Giao dịch dân sự  vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa (Điều 132 BLDS 2015).

- Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không  nhận  thức và làm chủ được hành vi của mình (Điều 133 BLDS 2015).

 

3. Quy trình tranh tụng thỏa thuận và hợp đồng

3.1. Chủ thể có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp

Các bên chủ thể trong hợp đồng hoặc thỏa thuận có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

3.2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp

Theo quy định tại Điều 26 BLTTDS 2015, tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Đồng thời, Điều 35 và Điều 37  BLTTDS 2015 cũng phân định rõ thẩm quyền theo cấp của Tòa án bao gồm Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án nhân dân cấp tỉnh. Thẩm quyền của các cơ quan này được quy định cụ thể như sau:

- Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện: giải quyết theo thủ tục sơ thẩm tranh chấp về hợp đồng dân sự.

- Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh:

+ Giải quyết theo thủ tục sơ thẩm tranh chấp về hợp đồng dân sự trừ những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện.

+ Giải quyết những tranh chấp mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện. 

+ Giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh tự mình lấy lên để giải quyết khi xét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của Tòa án nhân dân cấp huyện.

3.3. Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp

Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

3.4. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp

- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện:

+ Đơn khởi kiện.

+ CMND/CCCD/Hộ chiếu và sổ hộ khẩu của người khởi kiện là cá nhân; Đăng ký kinh doanh/Đăng ký thuế/Điều lệ của người khởi kiện là tổ chức (bản sao chứng thực).

+ CMND/CCCD/Hộ chiếu và sổ hộ khẩu của người bị kiện là cá nhân; đăng ký kinh doanh/đăng ký thuế/ điều lệ của người bị kiện là tổ chức (bản sao chứng thực).

+ Hợp đồng dân sự hoặc biên bản thỏa thuận, các Phụ lục hợp đồng kèm theo, các hóa đơn, chứng từ mua bán, chứng từ chuyển tiền….(bản sao chứng thực).

+ Các tài liệu chứng cứ liên quan đến quan hệ hợp đồng hoặc thỏa thuận; quá trình thực hiện và việc thực hiện/không thực hiện hợp đồng hoặc thỏa thuận của các bên.

+ Các tài liệu chứng cứ chứng minh thiệt hại do hành vi vi phạm hợp đồng hoặc thỏa thuận

+ Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.

Như vậy, kèm theo đơn khởi kiện phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì họ phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Người khởi kiện bổ sung hoặc giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ khác theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án.

- Bước 2: Nộp hồ sơ khởi kiện tại Tòa án

Người khởi kiện gửi đơn khởi kiện kèm theo tài liệu, chứng cứ mà mình hiện có đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng các phương thức sau đây:

+ Nộp trực tiếp tại Tòa án.

+ Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính.

+ Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

Bước 3: Thụ lý vụ án

Sau khi nhận được đơn khởi kiện, Tòa án phải xem xét những tài liệu, chứng cứ cần thiết, nếu xét thấy thuộc thẩm quyền của mình thì Tòa án sẽ thông báo cho đương sự biết để đương sự nộp tiền tạm ứng án phí. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, đương sự phải nộp tiền tạm ứng án phí. 

Sau khi nộp tiền tạm ứng án phí, đương sự nộp lại biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án. Tòa án thụ lý việc dân sự hoặc vụ án dân sự kể từ khi nhận được biên lai này.

- Bước 4: Chuẩn bị xét xử

Thời hạn chuẩn bị xét xử các vụ án được quy định như sau:

+ 04 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án, đối với vụ án phức tạp hoặc có trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử một lần nhưng không quá 02 tháng.

+ Trường hợp có quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử được tính lại kể từ ngày quyết định tiếp tục giải quyết vụ án của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

+ Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phải tiến hành lấy lời khai của đương sự, tiến hành các phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải, tiến hành xem xét, thẩm định tại chỗ hoặc định giá, ủy thác thu thập chứng cứ (nếu có).

- Bước 5: Đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm

Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa. Nếu có lý do chính đáng thì thời hạn mở phiên tòa có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày. Nếu Bản án của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì Tòa án cấp trên trực tiếp xem xét và giải quyết theo thủ tục phúc thẩm. Theo đó, Tòa án cấp phúc thẩm xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị. Đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự có quyền kháng cáo bản án, quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ việc giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm

“Công ty TNHH Tư vấn Doanh nghiệp và Đầu tư BCPACIFIC
Sẵn sàng đồng hành cùng doanh nghiệp để phòng ngừa các rủi ro pháp lý!”
Để được hỗ trợ và giải đáp các vướng mắc chi tiết, vui lòng liên hệ với chúng tôi:
  • Phone:09 0202 0990
  • Website:bcpacific.vn
  • Email:info@bcpacific.vn
TƯ VẤN PHÁP LUẬT