• Tổng đài 24/7 : 09 0202 0990
  • Hỗ trợ : info@bcpacific.vn
  • Trụ sở: số 6 phố Thâm Tâm, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội
en_US vi_VN ja_JP

feature_image

TRƯỜNG HỢP NÀO DOANH NGHIỆP KHÔNG ĐƯỢC TÍNH TRỪ CHI PHÍ TIỀN LƯƠNG KHI TÍNH THU NHẬP CHỊU THUẾ TNDN ?

Căn cứ pháp luật:

  • Khoản 2, điều 6, TT 78/2014/TT-BTC (HL: 2/8/2014)
  • Điều 4 của Thông tư 96/2015/TT-BTC (HL: 6/8/2015)
  • Thông tư 25/2018/TT-BTC hướng dẫn nghị định 146/2017/NĐ-CP sửa đổi thông tư 78/2014/TT-BTC (HL: 01/5/2018)

Nội dung trả lời:

  1. Chi phí tiền lương - tiền thưởng:

  - Đã hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng thực tế không chi trả hoặc không có chứng từ thanh toán theo quy định của pháp luật.

  - Không được ghi cụ thể Điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thoả ước lao động tập thể; Q/C tài chính, Q/C lương thưởng.

  - Chi tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp phải trả cho người lao động nhưng hết thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm (ngày 30 hoặc 31/3) thực tế chưa chi.

  - Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (do một cá nhân làm chủ) cũng sẽ bị loại.

  - Tiền thù lao trả cho các sáng lập viên, thành viên của hội đồng thành viên, hội đồng quản trị mà những người này không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh.

  1. Các khoản phụ cấp, bổ sung khác, hay các khoản chi liên quan đến người lao động mà kế toán cần lưu ý:
  1. Chi trang phục:
  2. Phụ cấp ăn trưa/ăn giữa ca, xăng xe/phụ cấp đi lại, điện thoại:

Hình thức chi

Không được trừ

Nếu chi bằng tiền

Phần vượt quá 5 triệu/người/năm

Nếu chi bằng hiện vật

Không có hóa đơn chứng từ

Cả tiền và hiện vật

Không có hóa đơn chứng từ

  - Đối với doanh nghiệp luật thuế không quy định mức khoán chi (tức là không khống chế phải chi bao nhiêu hay được tính vào chi phí được trừ ở một con số cụ thể nào) mà doanh nghiệp tự xây dựng quy chế, tự thỏa thuận với người lao động về mức hưởng và điều kiện được hưởng của các khoản phụ cấp này.

  1. Chi phí tiền nhà ở cho người lao động:

   Trường hợp doanh nghiệp ký hợp đồng lao động với người lao động trong đó có ghi khoản chi về tiền nhà do doanh nghiệp trả cho người lao động, khoản chi trả này có tính chất tiền lương, tiền công và có đầy đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

  1. Công tác phí:

  - Trường hợp 1: Chi công tác phí theo chứng từ phát sinh:

     + Chi phụ cấp cho người lao động đi công tác, chi phí đi lại và tiền thuê chỗ ở cho người lao động đi công tác nếu có đầy đủ hóa đơn, chứng từ được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

     + Nếu không có đầy đủ hóa đơn chứng từ sẽ bị loại ra khỏi chi phí được trừ.

  - Trường hợp 2: Công tác phí khoán

     + Thực hiện đúng theo quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ của doanh nghiệp thì được tính vào chi phí được trừ khoản chi khoán tiền đi lại, tiền ở, tiền phụ cấp.

     + Nếu doanh nghiệp chi tiền công tác phí cao hơn mức khoán đã quy định sẽ phần cao hơn đó sẽ bị loại khỏi chi phí được trừ

     + Với trường hợp công tác phí khoán thì các khoản chi phí phát sinh trong quá trình đi công tác như tiền đi lại, tiền thuê chỗ ở... sẽ không cần hóa đơn mà vẫn tính vào chi phí được trừ.

  1. Các khoản bảo hiểm không bắt buộc:

  - Sẽ không được trừ: Phần chi vượt mức 03 triệu đồng/tháng/người để: Trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện, bảo hiểm nhân thọ cho người lao động; Phần vượt mức quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế để trích nộp các quỹ có tính chất an sinh xã hội (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm hưu trí bổ sung bắt buộc), quỹ bảo hiểm y tế và quỹ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.

  1. Các khoản chi có tính chất phúc lợi:

   Khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động như: chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao động; chi nghỉ mát, chi hỗ trợ Điều trị; chi hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo; ….

  1. Chi phí tiếp khách:

  - Các khoản chi phí tiếp khách (đối tác, khách hàng), chi phí tổ chức hội nghị khách hàng (thuê mặt bằng, mua bánh, thức ăn, nước uống...) nếu thực tế liên quan đến hoạt động SXKD của doanh nghiệp và có đủ hóa đơn, chứng từ thanh toán đúng quy định thì được tính vào chi phí hợp lý.

  1. Tiền thưởng:

   Thưởng năng lực, Thưởng doanh số, thưởng thâm niên, Lương tháng 13/thưởng tết âm lịch, thưởng tết dương lịch, Thưởng lễ: 30/4, 1/5, 2/9

   Được ghi cụ thể điều kiện hưởng và mức hưởng tại HĐLĐ, Thỏa ước lao động, Quy chế tài chính hoặc Quy chế thưởng... thì được tính vào chi phí được trừ.

“Công ty TNHH Tư vấn Doanh nghiệp và Đầu tư BCPACIFIC
Sẵn sàng đồng hành cùng doanh nghiệp để phòng ngừa các rủi ro pháp lý!”
Để được hỗ trợ và giải đáp các vướng mắc chi tiết, vui lòng liên hệ với chúng tôi:
  • Phone:09 0202 0990
  • Website:bcpacific.vn
  • Email:info@bcpacific.vn
TƯ VẤN PHÁP LUẬT