• Luật Thuế giá trị gia tăng 2008;
Thuế GTGT có một số ưu điểm như sau:
+ Đối với lưu thông hàng hóa: Thuế GTGT góp phần ổn định giá cả, mở rộng lưu thông hàng hóa, góp phần thúc đẩy sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu;
+ Về thuế suất: Đến năm 2008 đã rút gọn lại còn ba mức thuế suất là 0%, 5% và 10%. Việc quy định ít mức thuế suất giúp cho việc quản lý của Nhà nước nói chung và ngành Thuế nói riêng đạt được hiệu quả tốt hơn, giảm bớt được các hiện tượng gian lận về thuế.
+ Về thu ngân sách: Thuế GTGT được áp dụng rộng rãi với mọi tổ chức, cá nhân có tiêu dùng sản phẩm hàng hóa hoặc được cung ứng dịch vụ, đã góp phần tạo nguồn thu lớn và tương đối ổn định cho ngân sách nhà nước (NSNN). Thuế GTGT chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các sắc thuế – khoảng 20% tổng số thu NSNN.
+ Đối với hàng hóa xuất khẩu: Theo quy định thuế suất thuế GTGT hàng xuất khẩu là 0%, nghĩa là doanh nghiệp (DN) xuất khẩu được hoàn lại toàn bộ số thuế GTGT đã nộp ở đầu vào, việc này thực chất là hình thức trợ giá của Nhà nước cho hàng hóa xuất khẩu, điều này đã giúp các DN tập trung được nguồn hàng trong nước để xuất khẩu và có điều kiện cạnh tranh được với hàng hóa trên thị trường quốc tế.
+ Thuế GTGT góp phần hạn chế nhập khẩu: Thuế GTGT hàng nhập khẩu do được tính trên giá mua (đã có thuế nhập khẩu) nên làm cho phần chi trả của DN cao hơn nhiều so với cùng loại hàng mua trong nước. Vì vậy thuế GTGT có tác dụng hạn chế nhập khẩu, tích cực bảo hộ sản xuất kinh doanh hàng nội địa.
+ Chống thất thu thuế: Khi thuế GTGT được áp dụng tính theo phương pháp khấu trừ, việc khấu trừ thuế được thực hiện căn cứ trên hóa đơn mua vào, điều này thúc đẩy người mua đòi hỏi người bán phải phát hành hóa đơn hợp pháp, khắc phục được tình trạng thông đồng giữa người mua và người bán để trốn lậu thuế.
+ Thuế GTGT có tính trung lập cao: Thuế GTGT không bị ảnh hưởng bởi kết quả kinh doanh của người nộp thuế, không phải là yếu tố của chi phí mà chỉ đơn thuần là một khoản được cộng thêm vào giá bán của người cung cấp hàng hóa, dịch vụ, vì vậy sắc thuế này không ảnh hưởng lớn đến mục tiêu khuyến khích hay hạn chế sản xuất, kinh doanh theo các ngành nghề cụ thể.
+ Công tác quản lý DN: Thuế GTGT góp phần thúc đẩy thực hiện tốt chế độ chứng từ trong công tác kế toán với việc phải hoàn thiện đầy đủ các hóa đơn mua, bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Do yêu cầu của việc kê khai thuế GTGT, khấu trừ thuế GTGT đầu vào, các DN đã rất chú trọng đến công tác kế toán, đặc biệt là kế toán thuế nhằm tăng cường quản lý chặt chẽ về mặt hóa đơn. Sự chuyển biến này thể hiện rõ rệt hơn cả trong các DN nhỏ và vừa