• Tổng đài 24/7 : 09 0202 0990
  • Hỗ trợ : info@bcpacific.vn
  • Trụ sở: số 6 phố Thâm Tâm, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội
en_US vi_VN ja_JP

feature_image

VÍ DỤ VỀ TRANH CHẤP DÂN SỰ

Ví dụ 1: Yêu cầu bồi thường thiệt hại 

- Tình huống

A là một họa sĩ. A có ý định mở triển lãm trong thời gian 02 năm. B là một người khách đến xem tranh, rất thích bức tranh có tên “Êm” và đề nghị được mua bức tranh này. A và B thống nhất giá bán bức tranh là 2 triệu đồng, A sẽ hỗ trợ cho người giao tranh đến tận nhà cho B. Sau khi B trả đủ 2 triệu đồng cho A, ba ngày sau, A đã giao bức tranh cho B tại nhà B. Khi mở bức tranh ra xem thì B thấy bức tranh bị nhòe mực. Hỏi ra mới biết A trên đường vận chuyển gặp cơn mưa nhưng do có quá nhiều tranh phải vận chuyển nên C không dừng lại trú mưa. Vì vậy B yêu cầu A bồi thường thiệt hại. Xin hỏi pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này?

- Giải đáp

Căn cứ pháp lý: Bộ luật Dân sự 2015

Điều 8 BLDS 2015 quy định:

“Điều 8. Căn cứ xác lập quyền dân sự

Quyền dân sự được xác lập từ các căn cứ sau đây:

1. Hợp đồng.

2. Hành vi pháp lý đơn phương.

3. Quyết định của Tòa án, cơ quan có thẩm quyền khác theo quy định của luật.

4. Kết quả của lao động, sản xuất, kinh doanh; kết quả của hoạt động sáng tạo ra đối tượng quyền sở hữu trí tuệ.

5. Chiếm hữu tài sản.

6. Sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.

7. Bị thiệt hại do hành vi trái pháp luật.

8. Thực hiện công việc không có ủy quyền.

9. Căn cứ khác do pháp luật quy định”

Theo Khoản 4 Điều 8 BLDS năm 2015 bức tranh là kết quả của hoạt động sáng tạo ra đối tượng quyền sở hữu trí tuệ của A, do đó, A có quyền sở hữu đối với bức tranh, đồng thời, A cũng có quyền tác giả đối với bức tranh.

Bức tranh là một tài sản hợp pháp, A và B giao kết hợp đồng mua bán bức tranh, theo Khoản 1 Điều 8, A có quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản của mình cho chủ thể khác và B có quyền xác lập quyền sở hữu đối với tài sản hợp pháp thông qua hợp đồng. Hợp đồng xác lập giữa A và B là hợp đồng mua bán tài sản, một trong những loại hợp đồng thông dụng và rất phổ biến trong đời sống xã hội.

Bức tranh đã bị thiệt hại là không còn giữ được toàn vẹn của tác phẩm. Nguyên nhân là do hành vi của C. Theo Khoản 7 Điều 8, BLDS năm 2015 B có quyền yêu cầu C phải bồi thường thiệt hại cho mình theo quy định của pháp luật.

 

Ví dụ 2: Tranh chấp quyền tác giả, quyền nhân thân 

- Tình huống

N là một nhà văn. Sau một lần ốm nặng không phát hiện và chữa trị kịp thời, N đã không còn nhận thức được bình thường. Vợ của N đã yêu cầu Tòa án tuyên N là mất năng lực hành vi dân sự và đã được Tòa án ra quyết định tuyên N mất năng lực hành vi dân sự. Một thời gian sau, do biết N đã không còn trí tuệ bình thường, bạn trong hội sáng tác của N là M đã sao chép gần như nguyên vẹn một tác phẩm của N và xuất bản, bán ra ngoài thị trường. Vợ của N đã yêu cầu M phải chấm dứt ngay hành vi này và có sự xin lỗi, cải chính công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng nhưng M phản đối và nói rằng đây chỉ là quyền của N. 

- Giải đáp

Căn cứ pháp lý: Bộ luật Dân sự 2015, Luật Sở hữu trí tuệ

Theo Điều 25 BLDS năm 2015 quy định về quyền nhân thân:

“Điều 25. Quyền nhân thân

1. Quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.

2. Việc xác lập, thực hiện quan hệ dân sự liên quan đến quyền nhân thân của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi phải được người đại diện theo pháp luật của người này đồng ý theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan hoặc theo quyết định của Tòa án.

Việc xác lập, thực hiện quan hệ dân sự liên quan đến quyền nhân thân của người bị tuyên bố mất tích, người đã chết phải được sự đồng ý của vợ, chồng hoặc con thành niên của người đó; trường hợp không có những người này thì phải được sự đồng ý của cha, mẹ của người bị tuyên bố mất tích, người đã chết, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.”

Theo đó, căn cứ trên tình huống nêu trên, N là tác giả của các tác phẩm do N sáng tác do đó, N có quyền nhân thân là quyền tác giả đối với tác phẩm. Theo Luật Sở hữu trí tuệ, quyền công bố tác phẩm thuộc quyền tác giả là quyền nhân thân có thể chuyển giao cho chủ thể khác. Những quyền khác thuộc quyền tác giả là quyền gắn liền với tác giả, không thể chuyển giao.

Khi N bị mất năng lực hành vi dân sự, quyền tác giả của N không chấm dứt. Căn cứ theo Điều 25, trường hợp này, việc xác lập, thực hiện quan hệ dân sự liên quan đến quyền nhân thân của N sẽ do người đại diện theo pháp luật của N đồng ý. Do đó, M không được phép xâm phạm quyền tác giả của N. Nếu M muốn sử dụng các tác phẩm của N phải xác lập các quan hệ dân sự và được sự đồng ý của vợ N, trường hợp N là đại diện theo pháp luật.

 

Ví dụ 3: Tranh chấp tài sản thừa kế

- Tình huống

Người cha mất để lại di chúc ủy quyền nhờ cơ quan pháp chứng phân chia tài sản. Người con và mẹ nghĩ rằng họ sẽ nhận được tài sản thì xuất hiện một đứa con riêng của người chồng và di chúc cũng phân chia tài sản cho người con. Hỏi: nếu ông để lại di chúc cho người con riêng mà 2 người kia trước đó không biết này mà không để lại cho 2 mẹ con thì 2 mẹ con có quyền được hưởng không, hình như có Điều luật nào đó quy định là người mẹ có quyền nhận không phụ thuộc vào di chúc (người con không được nhận này đã trên 18 tuổi). Hỏi thêm: người con riêng này có ngang hàng với 2 mẹ con khi chia di sản không?

- Giải đáp

Căn cứ pháp lý: Bộ luật Dân sự 2015

Theo quy định tại Điều 644 BLDS 2015, người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc:

“1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.

2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.”

Vì vậy nếu người cha mất thì người vợ vẫn được hưởng phần di sản bằng ⅔ suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, còn người con đã thành niên và không thuộc Khoản 2 Điều 644 thì không được hưởng vì người cha trong di chúc không cho người con hưởng.

Theo quy định tại Điều 651 BLDS 2015 thì người con riêng có quyền đứng ngang hàng thừa kế với 2 mẹ con (đều thuộc hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: bố mẹ ruột, bố mẹ nuôi, vợ/chồng, con ruột, con nuôi) trong việc phân chia di sản của người cha để lại.

“Công ty TNHH Tư vấn Doanh nghiệp và Đầu tư BCPACIFIC
Sẵn sàng đồng hành cùng doanh nghiệp để phòng ngừa các rủi ro pháp lý!”
Để được hỗ trợ và giải đáp các vướng mắc chi tiết, vui lòng liên hệ với chúng tôi:
  • Phone:09 0202 0990
  • Website:bcpacific.vn
  • Email:info@bcpacific.vn
TƯ VẤN PHÁP LUẬT